Page 19 - Công Nghệ Sinh Học Cho Nông Dân Quyển 7
P. 19

-  Phân bón:  Dinh dưỡng  đóng vai  trò rất quan trọng
       đối với lan.  Khi lan đầy đủ  dinh dưỡng cây tươi tốt, ra
       nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan
       còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13
       chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi
       lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân  (P) và
       Kali  (K). Dinh dưỡng trung  lượng gồm Lưu huỳnh  (S),
       Magiê (Mg) yà Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm sắt
       (Fe),  Kẽm  (Zn),  Đồng  (Cu),  Mangan  (Mn),  Bo  (B),
       Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
          Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá  dần
       chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc
       ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa. Thừa đạm, thân
       lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ  đổ ngã và  sâu bệnh,
       đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

          Thiếu  lân,  cây  còi  cọc,  lá  nhỏ,  ngắn,  chuyển  xanh
       đậm,  rễ  không  trắng  sáng  mà  chuyển  màu  xám  đen,
       không  ra  hoa.  Thừa  lân  cây  thấp,  lá  dày,  ra  hoa  sớm
       nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau
       ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu
       Kẽm, Sắt và Mangan.
          Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai
       mép lá  và  chóp lá  sau lan dần vào trong,  lá  đôi khi bị
       xoắn  lại,  cây  mềm  yếu  dễ  bị  sâu  bệnh  tấn  công,  cây
       chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập


       18
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24