Page 85 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 85
lớn nhỏ và đâ trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại
Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận
với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng
của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều
quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại
vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt, trị vì từ năm 381 đến 413), vị
vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng Linga và Shiva. Mỹ
Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở
các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn
hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có
một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ
sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào
đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi, trị vì từ
năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn
tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).