Page 130 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 130

Can hãi bố    trã lừi


                         Ai là  người đầu tiên nghĩ ra chiếc áo dài truyền
                         thống của phụ nữ Việt Nam?



             Đó là họa sĩ Nguyễn Cát Tường.
           Ông sinh năm 1911 tại Sơn Tầy và tốt
           nghiệp Trường Cao  đẳng Mỹ thuật

          Đông Dương. Vào năm 1934, ông đã
          có công cải tiến chiếc áo dài tứ thân
          trước đây thành chiếc áo dài mà chị
          em  phụ  nữ  đã  mặc  trong  gần  một
          trăm năm qua. Lúc đầu chiếc áo dài

          này có tên gọi là "áo dài Le Mur". Có
          giả thuyết cho rằng khi sáng tạo ra
          chiếc áo dài này ông đã lấy tên là Cát
          Tường, nhưng người  Pháp  lại hiểu
                                                     Họa sĩ Nguyễn Cát Tường
          nhầm là Bức tường nên mới gọi là Le
          mur(!).  Đây là bài viết  của  ông Cát
          Tường được đăng trên báo tuần báo Ngày nay số 14 ngày 13 tháng
          Mười một, 1936: "Trời sinh ra người, vốn sẵn dành cho các hình dáng
          riêng, chỗ nở, chỗ thắt hợp với đủ phương diện mỹ thuật, chứ chẳng phải là

          trơn tuột như cái hộp kẹo siu hay ống bột "Nét lê". Sau nữa, kiểu mẫu phải
          tùy theo từng người mà thêm bớt. Ví dụ như áo người gầy phải nhiều nếp
          chếp thêm, mà áo người mập mạp phải cho lẳn thì trông mới mất vẻ khẳng
          khiu hay sồ sề. Muốn các bạn hiểu được những sự sủa sang hay thêm bớt đó,
          thì từ kỳ sau tôi sẽ lần lượt phô bầy những kiểu mẫu tôi đã nghĩ được. Tôi

          mong rằng rồi đây các bạn gái sẽ mạnh bạo mà tiến bước, gác bỏ ra ngoài
          nhiều điều bình phẩm vô giá trị. vẫn biết rằng: Người ta phải cần dư luận
          nhưng dư luận  “quáng gà" ta có quyền vứt bỏ.  Điều gì hay, ta theo, dở ta
          bỏ, miễn là ta không làm điều gì quá lắm, rởm đời, có thể tổn hại đến hạnh
          phúc, hại đến danh dự của ta và của cả nước... Tôi hãy tạm cho một kiểu áo




       ^ 0      -                                                         f i ỉ
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135