Page 64 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 64
hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uốhg nước
nhiều, tiểu đưòng, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ
thể suy nhược.
Sinh địa chê chín gọi là Thục địa có vị ngọt, mùi
thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở
gan thận làm đau nhức lưng gốì, chóng mặt ù tai, huyết
suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát
tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt
đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.
❖ Phân tích công dụng của Hoài sơn theo Tây y:
Tên khoa học Dioscorea persimillis Prain et Burkill,
Hoài sơn chứa 63,25 % tinh bột, 6,70% chất đạm, 0,45%
chất béo, có giá trị dinh dưỡng quý đứng sau gạo và
bắp ngô, ngoài ra nó có chứa thành phần mucin là một
protein nhớt allantoin, các acid amine arginin, cholin và
men maltase, men này có khả năng thủy phân đường
rất lớn, hồi phục chức năng co bóp của nhu động ruột
để tăng hấp thụ và chuyển hóa đường.
❖ Phân tích theo Đông y:
Khoai mài ồ tiệm thuổc Bắc gọi là Hoài sơn hay Sơn
dược, vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận để
chữa tỳ vị hư nhược, thiếu máu, ăn uốhg kém tiêu hóa,
viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phổi
yếu, ho, sinh tân dịch, tăng thể lực, sinh cơ bắp, nước
miếng, bổ thận chữa di tinh, đái đường, bạch đới, chông
khát nước, đổ mồ hôi trộm.
❖ Phân tích công dụng của Câu đằng theo Tây y:
Tên khoa học Uncaria spp. Chứa alkaloid thành
phần chính là rhynchophyllin làm hạ huyết áp có liên