Page 35 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 35
Câu đằng thường dùng là cành, gọi là dây Câu
đằng, thái nhỏ, sắc nấu, có thể dùng dạng bột từ 4-9g
sắc nước cho đến khi sôi là được, uống như trà, không
cần nấu kỹ.
❖ Phân tích công dụng của Câu đằng theo Tây y:
Tên khoa học Uncaria spp. Chứa alkaloid thành
phần chính là rhynchophyllin làm hạ huyết áp có liên
quan đến hệ thần kinh trung ương, làm giãn thần kinh
ngoại vi, làm lượng máu từ tim đẩy ra giảm, chông rối
loạn nhịp tim.
❖ Phân tích theo Đông y:
Câu đằng có vị ngọt, tính mát, vào các kinh tâm, can,
có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, an định
thần kinh, chữa kinh giật ở trẻ em, người lớn bị đau đầu
chóng mặt, cao huyết áp, trúng phong. Nếu nấu chung
với các vị khác thì nấu các vị khác gần được mới cho câu
đằng vào sau, sôi lên là được.
11- Trà Lá Dâu (tang diệp)
Dùng 4-12g lá dâukhônấu uốhg như nước giải khát
mỗi ngày.
❖ Phân tích công dụng của Tang diệp (lá dâu) theo Tây y:
Là lá cây dâu tằm, tên khoa học Morus acidosa Griff.
Lá chứa tinh dầu, các acid 26%, phenol 28%, carbonyl
11%, các base, các phân đoạn trung tính khoảng 32%
chứa isobutanol, acetophenol, các ílavonoid, vit. B, c, d...
Lá có tác dụng giảm huyết áp, làm giãn mạch.
❖ Phân tích theo Đông y:
Lá dâu vị đắng ngọt, tính lạnh, dùng tán phong,
36