Page 437 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 437
Diều 4. Hỗ trỢ thu nhập thực tê' bị mất hoặc bị giảm sút đôì với người bị tai nạn trong thời gian cứu
chữa, phục hổi sức khốe và chức năng bị mâ't hoặc giảm sút
1. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
a) Thu nhập thực tế bị mất là thu nhập của người bị tai nạn bị mất trong thời gian cứu chữa, phục hổi sức
khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.
Ví dụ: Trước khi bị tai nạn, ông Nguyên Văn A có thu nhập thực tê' trung bình hàng tháng 3.000.000 đồng
(ba triệu đồng), trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe không có khoản thu nhập này: trường hợp này, thu
nhập bị mất của ông Nguyên Văn A trong 01 (một) tháng là 3.000.000 đổng (ba triệu đổng).
b) Thu nhập thực tế bị giảm sút là thu nhập của người bị tai nạn bị giảm sút trong thời gian cứu chũa, phục
hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.
Ví dụ: Trước khi bị tai nạn, bà Trần Thị B có thu nhập thực tế trung bình hàng tháng 3.000.000 đồng (ba
triệu đồng), trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe được cơ quan trả 50% (năm mươi phần trăm) tiền lương
là 1.500.000 đồng (một triệu năm trăm nghìn đồng); trong trường hợp này, thu nhập thực tế bị giảm sút của bà
Trần Thị B trong 01 (một) tháng là 1.500.000 đồng (một triệu năm trăm nghìn đổng).
2. Mức hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút:
a) Nếu người bị tai nạn có tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hỗ trỢ tính theo mức lương, tiền công đang
tham gia đóng bảo hiểm xã hội và thu nhập thực tế ổn định khác được cơ quan chi trả xác nhận (nếu có) của
tháng liền kễ chia theo ngày (số ngày trong tháng tính theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội) trước khi bị tai
nạn nhãn với thời gian (số ngày) cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;
b) Nếu người bị tai nạn có thu nhập xác định được nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội, thì mức hỗ trợ
tính theo thu nhập bình quân hàng tháng của 03 (ba) tháng liễn kề (nếu chưa đủ 03 tháng thì tính bình quân của
các tháng thực tế) trước khi bị tai nạn chia theo ngày (số ngày trong tháng là 26 ngày) nhân với thời gian (số
ngày) cứu chữa, phục hổi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;
c) Nếu người bị tai nạn không xác định được thu nhập hoặc thu nhập không ổn định, thì áp dụng mức thu
nhập trung bình của lao động cùng loại. Trường hợp không tính được mức thu nhập trung bình của lao động cùng
loại thì áp dụng cách tính theo thu nhập bình quân hàng tháng của người làm công ăn lương chia theo khu vực
thành thị, nông thôn, loại hình kinh tế ngoài nhà nước (nguồn số liệu kết quả khảo sát mức sống dân cư của
Tổng cục Thống kê, trường hợp tại thời điểm xảy ra tai nạn mà chưa có số liệu kết quả khảo sát của năm thì lấy
số liệu của năm gần nhất) chia theo ngày (số ngày trong tháng là 26 ngày) nhân vối thời gian (số ngày) cúư
chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;
d) Trường hợp người bị tai nạn là người nước ngoài có thu nhập từ các nguồn ngoài lãnh thổ Việt Nam thì
áp dụng quy định tại Điểm c Khoản này.
3. Mức hỗ trợ 01 (một) lần bằng mức thu nhập bị mất hoặc giảm sút nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi)
lần mức thu nhập thực tế bị mất của người bị tai nạn theo quy định tại Khoản 1 Diều này.
Điểu 5. Hổ sơ, thủ tục hỗ trỢ chi phí y tê' và thu nhập thực tê' bị mất hoặc bị giảm sút, nguồn kinh phí
1. H6 sơ do Hội Chữ thập đỏ lập, gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định của Hội Chữ thập đỏ (bản chính);
b) Biên bản xác nhận tình trạng của người bị tai nạn do Hội Chữ thập đỏ lập có xác nhận của ủy ban nhân
dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực
nếu gủí qua đường bưu điện, bản phô tô và bản chính để đối chiếu nếu gửí trực tiếp);
c) Giây ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và những chi phí không nằm trong
danh mục do bảo hiểm y tê' chi trả với người lao động ìham gia bảo hiểm y tê' (bản chính hoặc bản sao có
chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản phô tô và bản chính để đối chiếu nếu gửi trực tiếp);
426