Page 50 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 50
Các đại công thẩn trong lịch sử Việt Nam 51
LÝ ĐẠO THÀNH -
MỘT ĐỜI TRỪNG QUÂN ÁI Qưốc
Xuất thân từ châu cổ Pháp (Bắc Ninh - quê hương của nhà
Lý), cha là Lý Kính, mẹ là Tạ cẩn và có quan hệ thân tộc với
nhà Lý (hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm), ông sống vào
thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Theo Thần phả nhà
Lý, ông sinh ra thông minh, dĩnh dị, tướng mạo khác thường,
ba tuổi đã biết lễ nghĩa, tính hay kính nhường, 7 tuổi nhập
học, 13 tuổi đã thông kinh tử tập, lại giỏi cả võ nghệ, chúng
bạn đều khen là thần đồng. Chính vì những đức tính bẩm sinh
này đã làm nên một Lý Đạo Thành, một trụ cột phò tá triều
đình nhà Lý.
Dưới thời Lý Thánh Tông (1054 - 1072), với tính cách cương
trực, là một vị quan liêm khiết, tài đức vẹn toàn, ông được vua
yêu mến và được phong đến chức Thái sư, cùng với Nguyên phi
Ỷ Lan lo việc triều chính mỗi khi Lý Thánh Tông đem quân dẹp
loạn. Nhưng cũng vì tính cách khá bộc trực nên cuộc đời ông đã
trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vì những tranh chấp trong
triều đình; dù có lúc lên lúc xuống nhưng Lý Đạo Thành luôn giữ
được một tấm lòng thanh khiết, trung thành tuyệt đối với triều
đình và tận lực phục vụ đất nước.
Năm 1072, Lý Đạo Thành trực tiếp nhận việc ký thác của
vua Lý Thánh Tông trước khi băng hà. Sau khi Lý Thánh Tông
mất, trong triều đình diễn ra cảnh tranh chấp quyền lực giữa
Thượng Dương Thái hậu (Thái hậu họ Dương ở cung Thượng
Dương) và Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành đứng về phía
Thượng Dương Thái hậu và cũng do tính trực ngôn nên trong
một số việc ông đã làm trái ý Ỷ Lan. Năm 1073, sau khi nắm