Page 11 - Các Bệnh Kí Sinh Trùng
P. 11
Chương này có mô tả 15 bệnh của súc vật và cách chữa, trong
đó có một số bệnh của lợn, như: bệnh lợn đóng dấu “bệnh lợn
chê cám” thì cho lợn uống nước rau má, nước tỏi và cắt đuôi,
rút máu.
Trong sách, Tuệ Tĩnh thiền sư cũng giới thiệu cách Sendung
các nội quan của lợn để chữa các chứng bệnh cho ngườỉ/và súc
vật như: thịt, mỡ, máu, óc, tuỷ, gan, tim, lách, phổi, bầu dục...
Bộ “Việt Nam vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn (thế kỷ 18)
trong phần “Động vật và chăn nuôi” cũng có đề cập đến chăn
nuôi và chữa bệnh cho súc vật, trong đó ghi chép lại kinh
nghiệm điểu trị “bệnh lợn chê cám”, bệnh ỉa chảy của lợn bằng
các loại thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian.
2. Thời kỳ 1883 đến cách mạng tháng Tám (1945)
Thời kỳ này, nước ta đã bị thực dân Pháp thiết lập chế độ cai
trị thuộc địa. Một số đoàn chuyên gia đã được cử sang Việt Nam
để điều tra tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp, trong đó có khảo sát về các loài vật
nuôi bản địa (trâu, bò, lợn, gia cầm) và một sô' bệnh ở vật nuôi,
đặc biệt là bệnh của lợn, trâu, bò. Với các phương pháp mới và
phương tiện hiện đại như: kính lúp, kính hiển vi, các chuyên gia
chăn nuôi thú y người Pháp đã phát hiện được một số loài ký
sinh trùng gây bệnh như: giun đũa lợn, sán dây Ợaenia solium)
và sán lá ruột (Fasciolopsis huski) ở lợn (Mathis và Lerger,
1992) và một số bệnh khác ở gia súc lớn như: Bệnh tiên mao
trùng (do Trypanosoma evansi) ở ngựa, lừa (Blanchard, 1886) từ
cuối thế kỷ 19.
Đến đầu thế kỷ 20, các cơ sở nghiên cứu thú y đã bắt đầu
được thành lập ờ Việt Nam với các trang bị hiện đại của thời kỳ
đó và chuyên gia từ Pháp được cử sang làm việc, nh'ư: Viện
7