Page 257 - Bửu Ngôn Du Lịch Ba Miền Tập 1
P. 257
TRÀ VINH (074) • 243
Người Khmer
Dân số ở Việt Nam là 900.000 người, tập trung nhiều ở hai tỉnh
Trà Vinh, Sóc Trăng, và ở các huyện dọc biên giới ở Châu Đốc.
Nhà người Khmer phần lớn là nền đất, lợp lá, không khác gì nhà
người Việt. Vài nhà thành một ‘phum’, một xóm nhỏ. ‘Sóc’ gồm
nhiều phum, tương đương như làng người Kinh.
ỏ Nam Bộ bạn có thể gặp người Hoa khắp nơi, họ là chủ quán
ăn, chủ tiệm tạp hóa... Nhưng người Khmer thì ít thấy, mặc dầu
họ đông không kém. Lý do là người Khmer có khuynh hướng
sống khép kín trong sóc, xa thành phố.
Chiếc sà rông của đàn ông Khmer ngày càng ít thấy, trừ trong
ngày cưới, bởi đó là lễ phục bắt buộc của chú rể. Thường ngày,
nam cũng như nữ mặc bà ba đen, quàng thêm cái khăn rằn. Nam
giới đến tuổi trưởng thành phải vào chùa tu học một thời gian
mới được xã hội nhìn nhận. Chùa Khmer nào cũng có căn nhà
dành cho những ‘ông sư’ trẻ tạm thời này. Gia đình phụ quyền,
nhưng người đàn bà được tôn trọng, đối xử bình đẳng. Họ theo
truyền thống Phật giáo Tiểu Thừa, khi chết thì hỏa thiêu. Sóc
Khmer không có nghĩa địa.
Ao Bà Om là một cái hồ, mỗi cạnh 300m và 500m, có
thể là một công trình thủy lợi xưa của người Khmer. Những
cây dầu cổ thụ quanh hồ hàng trăm tuổi, với bộ rễ to lớn.
Xưa kia, cô gái Khmer phải đi cưới chồng, hao tiền tốn õo
sức. Bà Om cho vậy là bất công, mới thách phái nam thi
đào ao. Thời gian đào từ sẩm tối đến khi sao mai mọc. -h
Phe đàn ông cậy khoẻ, vừa đào vừa chơi cũng thắng. Bà
Om nghĩ ra cách thả cây đèn gió, một loại đèn giấy, bay lên
bằng sức nóng. Cánh đàn ông, nhìn chấm sáng trên trời, tưởng
là sao mai đã mọc, bèn về nhà ngủ. Phe nữ cắm cúi đào cho
đến sáng thì toàn thắng. Bởi vậy ao Bà Om có bên sâu bên
cạn. Thua cuộc, phe đàn ông phải đi hỏi vợ, gian nan vất vả.