Page 446 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 446
ĐỒNG HỚI, PHONG NHA (052) • 433
vưửn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là một khu vực núi đá vôi cổ
của châu Á. Nơi đây có cái may mắn là vẫn còn được rừng nguyên
sinh bao phủ trên 88%. Thực vật có những cây chò ngàn tuổi, những
cây dương xĩvới thân gỗ đường kính đến 40cm. Chim, linh trưỏng, cá
có nhiều loại là đặc hữu của khu rừng này. cả những loài có vú mới
phát hiện như ‘sao la’ và ‘mang lớn’ cũng xuất hiện ở đây.
Thú vị nhất là chạy một vòng rừng Phong Nha bằng xe gắn máy.
Đường vào rừng khá tốt, cảnh tuyệt đẹp. Bạn nhìn lại bđ
tr 430 - 431. Từ thị trấn Phong Nha, đi theo Tỉnh lộ 562,
chạy cặp bờ sông Son. Tỉnh lộ này, trước kia được gọi là
‘đường 20 Quyết Thắng’, dài 68km, qua tới Lào, đã được
Thanh Niên Xung Phong ‘xoi đường’ trong một thời gian
kỷ lục chỉ 3 tháng, chịu vô số trận bom, với nhiều tổn thất. Đi 6km cr
đến cổng vườn Quốc gia. Ngang vườn Thực Vật ở km 9. Tiếp đến
là dốc Đồng Tiền, một cái dốc rất cao và dài. ■l\
Đổ dốc Đồng Tiền, bên bên trái là rừng gáo, một khu vực rừng o
nguyên sinh, ch? toàn những cây gáo thẳng tắp. Cuối dốc là cầu Cơn
CO
Siêu, giữa rừng già.
Tiếp đến là một ngã tư lớn, vắng lặng. Con đường cắt ngang
trước mặt là nhánh Tây của đường Trường Sơn. Sát ngã tư là cầu
Trạ Ang, trước kia là Binh trạm 14, một đầu mối quan trọng của hệ
thống đường mòn Hồ Chí Minh.
Rẽ phải, đi khoảng 7km trên đường Trường Sơn Tây là lối vào
động Thiên Đường. Đường Trường Sơn Tây hạ thấp dần vào thung
lũng sông Chày. Qua Khu Du lịch Nước Mọoc vài trăm mét, là cầu
Nước Moọc, cả một dòng sông ngầm trong núi mọc ra ngay dưới
lòng đường. Qua Khu Du lịch Hang Tối, thấy vòm cổng hang Tối bên
kia bờ sông Chày. Đi tiếp đến ngã ba Khe Gát, là chỗ nhánh Tây và
nhánh Đông của đường Trường Sơn gặp nhau. Theo nhánh Đông
đường Trường Sơn về thị trấn Phong Nha.