Page 441 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 441
380 # HUẾ (054)
ĐI CÁC LĂNG
Một vòng khoảng 15km. Từ đường Điện Biên Phủ đến cuối
đường (chỗ đàn Nam Giao, nên ghé) rẽ phải và đi thẳng
ngang chùa Từ Hiếu (đường vào chùa 300m) rồi ngang lăng
Tự Đức (đường vào lăng Tự Đức Ikm), con đường này đi tiếp
vào lăng Đồng Khánh và lăng Kiên Thái Vương).
Nếu không vào lăng Tự Đức mà đi thẳng, tiếp đến một ngã
ba. Rẽ trái đi đến lăng Thiệu Trị. Đi tiếp đến bờ sông Hương.
Từ đây con đường chạy dọc sông khoảng 2km, đến bến đò
Tuần, ớ đây đã có cây cầu rất lớn qua sông thăm lăng Minh
Mạng. Từ lăng Minh Mạng, qua cầu Hữu Trạch đi lăng Gia
Long. Đường về, từ cầù Tuần đi con đường ngang qua lăng
Khải Định và nhà thờ Thiên An, về thành phố.
ĩo Đàn Nam Giao
ũó Chỗ nhà vua tế trời. Nhà vua là con trời, mỗi năm vào mùa
òõ xuân, nhà vua đến Đàn Nam Giao để tế trời, tương tự như
người dân hàng năm cúng kỵ cha mẹ. Đi đàn Nam Giao từ
'tí
rõ thành phố, thẳng đến cuôi đường Điện Biên Phủ.
Nên phân biệt hai ông Trời, ông Trời dân gian là Ngọc
Hoàng Thượng Đế, có tượng thờ trong chùa, ông Trời của đạo
Nho có dạng hình học: Trời tròn đất vuông. Đất hình vuông
tượng trưng cho cõi giới hạn, trời hình tròn là sự vô hạn.
Đàn Nam Giao xây năm 1806, kiểu rất đơn giản, có ba
tầng. Tầng trên hình tròn đường kính 40 mét, tượng trưng
cho Trời. Tầng giữa vuông mỗi cạnh 83 mét là Đất. Tầng dưới
cùng cũng vuông, mỗi cạnh dài 165m, tượng trưng cho Người.
Đàn nằm giữa một rừng thông. Vua và các quan triều Nguyễn
có thông lệ mỗi người phải trồng một cây thông quanh đàn.
Chùa Từ Hiếu
Cách trung tâm thành phô' 5 cây sô', trên đường đi lăng Tự
Đức. Trước khi vào chùa qua một đồi thông thơ mộng. Khuôn