Page 406 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 406
HUẾ (054) • 393
Chùa Thiên Mụ
Chùa nằm trên một ngọn đồi vị trí rất đẹp, nhìn bao quát
dòng sông Hương. Khi chưa có chùa đây đã là vùng đất có
tiếng linh thiêng. Tục truyền người xưa từng thấy một bà già
mặc áo đỏ quần lục hiện ra báo trước tại đây sẽ có một vị vua
đến xây chùa, dựng nghiệp. Ngọn đồi được gọi là Thiên Mụ
sơn. Năm 1601, Nguyễn Hoàng, đang nuôi mộng xưng chúa,
đi ngang đây nghe chuyện bèn sai người dựng chùa, gọi là
chùa Thiên Mụ. Vậy chùa Thiên Mụ là kiến trúc quan trọng
đầu tiên của họ Nguyễn trên đất Huế, và ngôi chùa luôn được
quan tâm đặc biệt, liên tiếp trùng tu. Một giai thoại buồn cười
là thời vua Tự Đức (1847-1883), đánh nhau với người Pháp
quân ta thua liên miên, nhà vua cho vì chữ Thiên động đến
Trời nên sửa tên chùa thành Linh Mụ.
Chùa Thiên Mụ chỉ thật dẹp khi vua Thiệu Trị xây ngọn
tháp bảy tầng năm 1844. số bảy là sô' thiêng liêng của đạo
Phật, trong tháp mỗi tầng thờ một vị Phật. Tầng trên cùng
trước kia có tượng Phật bằng vàng.
Hai bên chùa có hai di vật từ đời chúa Nguyễn, một chuông
đồng (Đại Hồng Chung) nặng 2.052 kí, trên có khắc bài minh
của chúa Nguyễn Phúc Chu, và tấm bia đá lớn dựng trên lưng
rùa, cũng của vị chúa này.
Qua cửa tam quan với những tượng Hộ Pháp, hai bên lôl
đi là gian thờ Thập Điện Diêm Vương, đến điện Đại Hùng.
Ngay giữa điện có tượng phật Di Lặc bằng đồng sáng bóng.
Phật béo tôt, cười vui vẻ.
Sau điện Đại Hùng có một đình tứ giác, bộ sườn gỗ có từ
thời vua Thiệu Trị. Trong nhà tăng còn lưu lại chiếc xe hiệu
Austin đã từng đưa thượng tọa Thích Quảng Đức đến chỗ tự
thiêu tại Sài Gòn năm 1963.
Trong cùng là tháp mộ của hoà thượng Thích Đôn Hậu.
Ông mất năm 1992, từng là Trụ trì chùa.