Page 402 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 402

HUẾ (054) •   389

    Ngôn ngữ của  kiến trúc
    Mỗi lăng vua ở Huế đều có 3 đơn vị, là điện thờ, nhà bia, và khu
    mộ. Vậy mà các lăng đều khác nhau. Mỗi vị vua dùng cách bố trí
    kiến trúc để nói lên cái tính cách, cái đặc biệt của triều đại mình.
      Vua Gia Long (1802-1819), đã chiến đấu gian khổ 24 năm ròng
    để mở ra triều Nguyễn. Ý tưởng chủ đạo của lăng là cái đơn giản
    của người lính và cái vĩ đại của người dựng nghiệp. Nhà bia, điện
    thờ và ngôi mộ nằm trải dài trong rừng thông, không có  rào bao
    quanh. Điện thờ Minh Thành, theo ý nhà vua, không sơn son thếp
    vàng, chạm trổ chắc khoẻ.
      Vua  Minh  Mạng  (1820-1840),  lên  ngôi với  sứ  mạng thiết  lập
    một trật tự Nho giáo. Khẩu hiệu của nhà vua là 'Chính đại Quang
    minh'. Bố cục lăng theo một đường thẳng rõ ràng, trật tự.
      Vua Thiệu Trị (1840-1847), làm vua một cách yên ổn, và lăng
    cũng rất ít cá tính.
      Vua Tự Đức (1847-1883) làm thơ rất nhiều, đến 4.000 bài thơ
    chữ Hán, 100 bài chữ Nôm, hàng trăm bài ký. Nhà vua muốn ngôi
    lăng của mình phải là một bài thơ, với nhà thuỷ tạ soi bóng hồ sen,
    với những lối đi uốn lượn dưới rặng thông.
      Vua Khải Định  (1916-1925)  lên  làm  vua trong  buổi  giao thời.
    Bố cục lăng, bên cạnh rồng phượng, phảng phất kiểu lâu đài Tây
    Phương.

   khắc bài ‘Khiêm Cung ký’ dài 5.000 chữ do vua Tự Đức soạn
   (vua không có  con nên phải tự soạn lấy).  Mộ  nhà  vua kiểu
   ngôi nhà đá giống ở lăng Gia Long.
      Phía trong cùng lăng có mộ bà hoàng hậu, trang trí chim
   phượng. Và mộ vua Kiến Phúc (1884), chỉ ở ngôi vua được 6
   tháng thì mất, theo lời đồn thì bị đầu độc.
   Lãng Đồng  Khánh
   ít  người  ghé  thăm  mặc  dù  đường  đi  rất  thuận  tiện,  cùng
   một đường vào lăng Tự Đức, chỉ đi thêm 500m. Triều Đồng
   Khánh  đất nước  đã  mất độc lập, triều đại chỉ kéo dài có  2
   397   398   399   400   401   402   403   404   405   406   407