Page 327 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 327

HỘI AN (0510)  # 3 1 5

   đồng. Hai ngôi mộ của người Nhật, mất khoảng giữa thế kỷ
   17, vẫn còn bia tiếng Nhật.
     Năm 1771, Tây Sơn nổi lên. Cuộc chiến giữa chúa Nguyễn,
   Tây Sơn năm  1773 đã tàn phá Hội An thành bình địa.
     Triều Nguyễn chiến thắng,  chấm dứt chiến tranh và trở
   về  với  chính  sách  bế quan  tỏa  cảng truyền  thống,  chỉ  còn
   giao thương với Trung Hoa. Hội An hồi sinh, vẫn nhộn nhịp,
   nhưng là phô' Tàu. Thế kỷ  19, người Pháp mở cảng biển Đà
   Năng, rồi dòng sông Thu Bồn ngày càng bị bồi lấp, Hội An
   mất dần vai trò thương cảng. Dân giàu có chuyển ra Đà Nàng
   làm àn, để lại Hội An yên tĩnh, bất động với những ngôi nhà
   cổ hàng trăm năm, một nơi cả chiến tranh cũng bỏ quên.
      Cho  đến  những  năm  90,  thình  lình  Hội  An  thoát  khỏi
   giấc ngủ dài, khi được  kỹ nghệ du lịch phát hiện lại. Trong
   nháy mắt, hàng loạt gallery nghệ thuật, khách sạn mini, ăn
   uống,  may  đo  mọc lên  như nấm.  May thay,  tính  cách hiền
   hòa của người Hội  An tỉnh lẻ  chưa bị con sóng thương mại
   nhận chìm, người ta vẫn còn ngần ngại khi tính giá mắc với
   du khách.  Hội An được UNESCO công nhận là Di  sản Văn
   hoá Thế giới.
   Vài thông tin
     - Khu vực phô' cổ là phô' đi bộ (và xe không động cơ) trong
   khoảng 8g30 đến  llg  và  15g đến 21g30 hàng ngày.
     - Nếu đến được vào tối ngày mồng 1 và 14 âm lịch thì rất
   hay. Vào hai đêm này, Hội An tổ chức ‘Đêm phô' cổ’. Đường
   phô' không còn đèn điện, không còn xe gắn máy. Chỉ có trăng
   tròn, phô' cổ dành cho người đi bộ, thắp đèn lồng, nhạc dân
   ca, hò Quảng...
     - Trên tất cả tuyến đường vào khu phô' cổ đều có trạm bán
   vé  (SO.OOOđ.  khách  nội  địa,  120.000đ.  khách  nước  ngoài).
   Trên vé  tham  quan,  có  các ô:  tham  quan  di  tích,  xem biểu
   diễn nhạc cổ truyền... Thực tế, chỉ vào dạo phố cổ, ăn uống,
   thì không cần mua vé.
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332