Page 324 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 324
HỘI AN (0510) # 3 1 3
với cảng biển là Đại Chiêm hải khẩu, cù lao Chàm là Chiêm
Bất Lao. Các thương thuyền Á Rập, Ba Tư, Ân Độ, Trung
Quốc... ra vào.
Đời Trần, Hội An là một phần trong hai châu 0 và Rí mà
Chế Mân dâng làm đồ sính lễ xin cưới Huyễn Trân công chúa.
Năm 1307, vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Chấu và
Hóa Châu, đặt quan cai trị. Nhưng người Chiêm không phải
dễ dàng chịu mất đất, chiến tranh liên tiếp, đến thế kỷ 15
người Việt mới vào lập nghiệp.
Trong ghi chép của người phương Tây, từ thế kỷ 16, vùng
đất này được ghi dưới cái tên Faifo. Dân miền Trung vẫn kể
khi người Tây Phương mới đến, hỏi người địa phương, được
trả lời ‘Phải, phô' ’, họ ghi lên bản đồ thành Faifo.
Trong thế kỷ 17, nước Việt trong thế chia đôi Trịnh
Nguyễn, nội chiến triền miên. Để có tiền chi cho bộ máy
chiến tranh, cả hai phe cùng hướng đến xuất khẩu, vui vẻ
chào đón các thương thuyền Trung Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha,
Hòa Lan... Các thành phố - cảng nhộn nhịp mọc lên, ngoài
Bắc có Phố Hiến (nay không còn gì), và trong Nam có Hội
An. Hội An đi ra biển bằng sông Thu Bồn, từ đây xuất đi gạo,
trầm hương, cá khô, tiêu..., và nhập vào thuốc súng, đồng, sắt,
tơ lụa, thuốc Bắc... Thương nhân Pháp Pierre Poivre thế kỷ
17 ghi lại :‘ơ Hội An có nhiều nhà kho cho thuê, muốn bao
nhiêu cũng có... Người Bồ Đào Nha không lập thương điếm
mà buôn bán trên tàu... Người Việt, người Nhật có khách
sạn cho thuê. Người Hoa lập nhiều chùa, hội quán cho đồng
hương đến trọ’. Hai nhóm đông nhất là người Hoa và người
Nhật lập thành hai khu phô riêng biệt, phong tục tập quán
riêng. Hội An cũng là đầu cầu cho đạo Thiên Chúa truyền
bá vào Việt Nam, với giáo sĩ Alexandre De Rhodes, người có
công La tinh hóa ngôn ngữ Việt.
Mộ Nhật: Đi đường Hai Bà Trưng, về phía làng rau Trà
Quế, và hỏi dân địa phương chỉ chỗ ‘mả Nhật’, chôn giữa