Page 307 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 307
296 • ĐÀ NẴNG (0511)
Nếu muôn tiện nghi có cả thang máy đưa lên núi.
Vài chỗ tiêu biểu:
- Chùa Tam Thai, một ngôi chùa cổ 300 năm.
- Vọng Giang Đài, là cái đài đứng ngắm sông. Tại đây có
tấm bia đá ghi ‘Vọng Giang Đài’ và dòng chữ Hán ghi năm
Minh Mạng thứ 18 (1838), chứng tỏ kỹ nghệ du lịch đã có
từ thời này.
- Động Hoa Nghiêm-Huyền Không: Động đẹp nhất khu
vực. Trước động có dịch vụ cho thuê đèn pin nhưng bạn cũng
chẳng cần tới đâu. Vào động, mò mẫm đi xuống những bậc
cấp, trong bóng tối lại vào một động khác, lòng động cao
đến 30m, với ánh sáng mờ từ nóc động lọt vào. Trong dộng
có bàn thờ Phật, có tượng Chăm, xưa kia chắc cũng là chỗ
thờ cúng của Chiêm Thành. Tương truyền trong động có hai
vú đá nhỏ nước. Vua Thành Thái đến đây sờ tay vào làm vú
bị khô đi.
- Động Vân Thông, ở cuô'i động leo lên hang nhỏ vừa một
người qua, có lôi đi lên đỉnh núi Thủy Sơn. Đứng trên đỉnh
nhìn được khắp các núi khác.
- Vọng Hải Đài cũng có bia đá, chỗ đứng ngắm biển.
- Chùa Linh ứng là chùa mới xây dựng lại, tượng Phật
lớn, tháp cao, rực rỡ. Chú ý ở sân chùa có khối đá đầy những
điêu khắc Chăm.
- Động Âm Phủ ở chân núi, vào tham quan phải mua vé riêng.
Làng Hòa Hải ở ngay chân núi, với hàng chục quán bán
đồ lưu niệm bằng đá cẩm thạch.
Động Quan Âm, trong núi Kim Sơn. Từ Thủy Sơn, theo
đường Huyền Trân Công Chúa, ra đường Lê Văn Hiến, rồi
rẽ vào đường Sư Vạn Hạnh. Cuôl đường là chùa Quán Thế
Âm, sát núi Kim Sơn, trông ra sông cổ Cò. Từ chùa có lối
vào động Quan Âm. Trong động thạch nhũ tạo thành hình
Phật Quan Âm đứng trên rồng.