Page 306 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 306
ĐÀ NẴNG (0511) • 295
rừng, qua vài cây cổ thụ lớn, khoảng 4km đến cuối đường,
là ‘Cây đa cổ thụ’. Dưới gốc cây có tấm bia ’Cây di sản Việt
Nam’. Một cây đa lớn, với rất nhiều rễ phụ.
. Đỉnh Bàn Cờ, trên đường Hoàng Sa, rẽ phải đi cây đa cổ
thụ, còn rẽ trái sẽ vào con đường núi rừng băng ngang bán
đảo Sơn Trà. Đường nhỏ, vắng. Đến độ cao 700m là đỉnh
Bàn Cờ. Tại đây, có một bức tượng tiên ông đang đánh cờ.
Đứng tại đây nhìn toàn cảnh thành phố Đà Năng rất tuyệt.
Đi tiếp qua Sân bay trực thăng, một sân bay bỏ hoang. Đi
tiếp đến Đài ra đa. Đài ra đa, khu quân sự cấm vào, gồm 3
ra đa hình vòm cầu lớn, dựng từ năm 1965. Đánh dấu đài ra
Ổ*
đa này có một nhà vọng cảnh, và một tượng khỉ. Từ đây đi
s
đường lớn xuống chân núi, vào đường Yết Kiêu. tọ
♦ Bãi tắm Tiên Sa, cũng thuộc bán đảo Sơn Trà, cuôl đường
, C o
Yết Kiêu, cách trung tâm Đà Năng chừng lOkm. Bãi Tiên Sa
cát trắng, nước êm. Ngay ngã ba rẽ xuống bãi tắm, trên gò
đất nhỏ, là Nghĩa địa I Pha Nho, nơi có một nhà nguyện
và 32 nấm mồ những người lính Pháp và Tây Ban Nha của
đạo quân viễn chinh chết trận năm 1858, 1860.
. Resort Tiên Sa, 1 Yết Kiêu (cuối đường Yết Kiêu), Đt
3910 700, www.dulichtiensa.com. 8 bungalow, khách sạn 30
phòng nghỉ, phòng từ 250.000đ.
Ngũ Hành Sơn
Cách trung tâm Đà Năng 8km. Có thể đi bằng tuyến xe buýt
Đà Nẵng Hội An (xem ‘Đi lại trong tỉnh’).
Còn gọi là núi Non Nước, sáu hòn núi đá vôi nhỏ nổi đột
ngột trên bãi biển. Người Chăm thấy đó là những mảnh vỡ
của một quả trứng rùa thần khổng lồ. Vua Minh Mạng (1820-
1840) lấy năm yếu tố của ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
để đặt tên các núi.
Tuyến tham quan chính là đi con đường trên núi Thủy
Sơn. Một chuyến đi dạo khoảng 2 đến 3 tiếng, rất thú vị.