Page 427 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 427
sáng tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội của anh cho người dân Xô Man trong
chiến đấu mãi mãi là một phẩm chất đẹp của người chiến sĩ trẻ. Quả thật:
“Không có gì cao cả hơn một sự đau đớn lớn”. (Musset - Pháp). TNú là con
người mang vẻ đẹp như thế.
+ Vẻ dẹp 2
Một hình ảnh thật xúc động lẫn căm phẫn trong lòng người đọc, khi nhìn
thấy: “Mười ngón tay của TNú thành mười ngọn đuốc”. Sức nóng của nhựa
Xà Nu đã thấm vào mười ngón tay của anh quả là sức nóng khủng khiếp nhưng
đôi mắt của TNú lúc ấy vẫn mở ra “trừng trừng” vào kẻ thù là biểu hiện sự
phẫn nộ, căm thù giặc lên đến đỉnh điểm trong tâm hồn TNÚ. Đặc biệt, nhà
văn đã di sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, cảm nhận được trong con
người của TNú, anh đang chịu đựng sức nóng của nhựa Xà Nu, anh đang chông
lại nó, chế ngự nó để làm chủ bản thân bằng cách: “Răng anh đã cắn nát môi
anh rồi”. Lạ thay ! lúc ấy: “Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười dầu ngón tay
nữa”. Chứng tỏ anh đang cô chịu đựng và không chế sự đau đớn của cảm giác
của thân xác và: “Anh đã nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng”. Quả
thật lúc này, lờng căm thù giặc đã dâng lên như sóng trào, sục sôi trong tâm
hồn TNú, vì anh đã nhận thức, hiểu rõ âm mưu thâm độc, thủ đoạn đê hèn và
hành động tàn bạo, dã man của giặc đối với anh, vợ con anh cùng người dân
làng Xô Man của anh. Chính vì thê lòng căm thù của TNú đối với bọn giặc lại
càng sục sôi hơn, căm phẫn hơn và TNú mới cảm nhận: “Nghe lửa cháy trong
lồng ngực, cháy ở bụng”. Như vậy, trong tình huống này, sự cảm nhận của TNú
không còn thuộc về cảm giác về thân xác mà sự cảm nhận thuộc về ý thức, ý
thức về lòng căm thù giặc sâu sắc của TNú chính là vẻ đẹp, thước đo lòng yêu
nước, yêu cách mạng, yêu quê hương đã thấm đẫm trong tâm hồn Tnú tự bao
giờ. TNú mãi mãi là hình tượng nghệ thuật đẹp về hình ảnh người du kích,
người chiến sĩ trẻ trên vùng đất Tây Nguyên thời chống Mỹ thật đáng trân quý
tự hào.
II. PHẦN KẾT BÀI
Đoạn văn trên mang khuynh hướng sử thi. Nhà văn đã đi sâu vào đời sống
nội tâm nhân vật, xây dựng những tình huống gây cấn đầy kịch tính, ngôn ngữ
giàu tính nhân văn. Lời thoại của nhân vật rất thật.
Nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật TNú, người chiến sĩ trẻ của vùng
đất Tây Nguyên thời chông Mỹ thật gan dạ, kiên cường, bất khuất trước hành
động tàn bạo dã man đê hèn của kẻ thù. Dù: “Chúng muốn dốt TNú thành tro
bụi. TNú vẫn hóa vàng nhân phẩm lương tăm”. Phải chăng, TNú là biểu tượng
cho lương tâm của thời đại của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong
chiến đấu và trong niềm kiêu hãnh tự hào.
426