Page 325 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 325
- Một sô" trường lớp khi thầy cô giáo phát hiện các em ngồi nói chuyện trong
lớp, không ghi bài kể cả viết lỗi chính tả ... lúc ấy các thầy cô không dùng hình
thức khuyên bảo, dặn dò, nhắc nhở bằng những lời nói ôn tồn, nhã nhặn mà thể
hiện những hành vi khiếm nhã, thiếu tế nhị, khéo léo không có tâm lí với học
trò của mình, xúc phạm đến nhân thân các em, một cách phi văn hóa bằng
những hình thức như đánh bằng thước, bằng roi mây, bằng tay gõ lên đầu, chỉ
tay vào trán các em hăm dọa, xỉ vã và dùng lời lẽ thô lỗ, thiếu văn hóa để mắng
chửi các em cho thỏa dạ như: “mày dốt quá", “ngu quá”, “ăn cái gì mà ngu thêĩ”
“nghỉ học đi, học cho uổng công lao của cha mẹ và thầy cô..”. Các hình thức dạy
bảo và giáo huấn cho các học sinh mà các thầy cô áp dụng như thế, hoàn toàn đi
ngược lại tính chất sư phạm, phi giáo dục, phi văn hóa, phi đạo đức, làm xúc
phạm, tổn thương đến tâm hồn trong sáng của các em và qua cách dạy bảo bằng
những hình thức như thế càng làm cho các em lo sợ, hoảng loạn về mặt tình
thần và dẫn đến tình trạng, các em có thể bỏ học và ngày càng tránh né xa
lánh các thầy cô, như thế là hậu quả của việc giáo dục phi sư phạm.
- Nạn bạo lực trong học đường còn diễn ra giữa các thầy cô trong nhà trường
với nhau, đây cũng là hình thức bạo lực chỉ chiếm một phần nhỏ của các thầy cô
giáo xuất phát từ “cái tôi" cho là cao siêu của mình hay vì tự ái nghề nghiệp
mang tính cạnh tranh không lành mạnh, có thể gây ra sự đấu đá với nhau bằng
hành động thô bạo, bằng “mồm”, bằng những lời lẽ tục tiễu thô lỗ để mạt sát
nhau cho thỏa dạ, thỏa mãn lòng ý kỉ thì thật là xấu hổ của một người thầy,
người cô giáo được xã hội tôn vinh là một “kĩ sư tâm hồn”.
- Nạn bạo lực trong học đường còn diễn ra giữa học sinh với học sinh có thể
cùng lớp, khác lớp, có thể từ học sinh trường này với học sinh trường khác. Tất
cả đều xuất phát từ sự đô" kỵ, muôn làm “anh hùng cá nhân”, “anh hùng của một
nhóm” hay vì một chút tự ái nào đó khi bị xúc phạm, có khi vì một “cái nhìn
đểu” ... đã dẫn đến sự đấu đá với nhau, xô xát đưa đến sự đâm chém, gây án
mạng với những hung khí chuẩn bị sẵn như dao, mã tấu, ống nước, búa, ... tình
trạng này hiện nay đáng báo động là một vấn nạn của toàn xã hội.
3. Nguyên nhân về nạn bạo lực hiện nay trong học đường: Xuất phát
từ nhiều phía:
- Về phía thầy cô vẫn còn giữ một quan niệm cũ, lỗi thời không còn phù hợp
trước xu thê' phát triển của thời đại hiện nay. Họ đã dùng hình thức dạy dỗ, uốn
nắn học trò bằng cách “thưcnig cho roi cho vọt” với họ phải dùng biện pháp mạnh
như thế thì học sinh mới nghe mới sợ, nhưng thật sự hình thức xử phạt này hiện
nay hoàn toàn đi ngược lại tính chất sư phạm, sai nguyên tắc sư phạm, lạc hậu.
- Thầy cô và học sinh vẫn chưa ý thức rằng, tác hại và hậu quả của việc bạo
hành đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của
con người, đưa đến một di chứng bệnh lí như hoảng sợ, hoảng loạn về mặt tinh
thần và cảm thấy mình như bị bỏ rơi của xã hội là một gánh nặng cho gia đình
và xã hội.
324