Page 176 - Bệnh Tiểu Đường Và Cách Điều Trị
P. 176
triển bệnh võng mạc và đục thủy tỉnh thể của mắt.
Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ
những gốc tự do - là một trong những nguyên
nhân gây đái tháo đường. Quả mướp đắng có tác
dụng làm tăng khả năng dung nạp glucose của
bệnh nhân đái tháo đường.
Trên lâm sàng, cho bệnh nhân đái tháo đường
type 2 uống đều đặn hàng ngày bột quả mướp
đắng đã có tác dụng hạ đường máu, tác dụng này
có tính chất tích lũy và tăng dần. Đường máu hạ
xuống gần mức bình thường sau 4 - 8 tuần điều
trị. Sau đó, tác dụng hạ đường máu được duy trì
với liều mướp đắng bằng một nửa liều ban đầu.
Hoạt chất chính trong mướp đắng có tác dụng
hạ đường máu là charantỉn, glycosid steroid.
• Bài thuốc: Dùng quả mướp đắng đã phát
triển to nhưng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng
cho khô. Khl dùng tán thành bột mịn. Mỗi ngày
uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu
với nước. Sau khoảng 2 tháng dùng thuốc, khi
đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm
liều thuốc xuống một nửa để duy trì.
Nếu có nhu cầu dự trữ mướp đắng khô lâu
ngày để dùng dần thì để nơi khô mát, thỉnh
thoảng đem phơi hay sấy khô để tránh mốc mọt.
Nhân sâm
Nhân sâm có tác dụng hạ đường máu trên
động vật đã được gây đái tháo đường thực nghiệm.
Trong thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái
tháo đường, nhân sâm có tác dụng hiệp đồng với
thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hỢp với
174 HOMG THÚY biên soạn