Page 211 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 211
BMI cao là béo phì - dù chưa thật chính xác), người bị
béo phì thì dễ bị hen suyễn và ngược lại. Điều này
đang được cố gắng chứng minh bằng có một bộ gen
chung ảnh hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Các
nhà khoa học thuộc Đại học Washington ở Seattle
(Hoạ Kỳ) đã nghiên cứu trên 1001 cặp sinh đôi cùng
trứng và 383 cặp sinh đôi khác trứng đã chứng minh
có ành hưởng di truyền trên hen suyễn và béo phì.
Định nghĩa hen phế quản: Hen phế quản là bệnh
viêm mạn tính ở phế quản, trong đó giữ vai trò là
nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm
mạn tính đi kèm với sự quá nhậy cảm của phế quản
dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng
khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào
ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc
lan rộng - nhưng rất thay đổi - của sự tắc nghẽn phế
quản bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên
hay do điều trị.
Như vậy, theo định nghĩa trên thì cơ chế gây bệnh
hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở phế quản
do dị ứng. Dị ứng có thể được gây ra bởi nhiều loại dị
nguyên (tác nhân gây dị ứng). Các tác nhân gây dị ứng
trong hen suyễn thì nhiều vô số kể, có thể kể ra những
thứ thường gặp là; khói bụi (đặc biệt là khói thuốc lá),
lông thú nuôi trong nhà, mạt nhà, phấn hoa, trời lạnh,
một số loại thuốc chữa bệnh ...
Người bị hen suyễn cũng có thể mang thai và
sinh con như người bình thường
Em bị bệnh suyễn từ khi còn bé, trước đây 1-2
năm mới tái phát 1 lần, nhưng từ khi em sinh con
xong, thì bệnh luôn tái phát, lúc nào cũng phải dùng
Bênh hô hấp, hen suyễn và cách ắiều tri 211