Page 209 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 209
Hen phế quản: Hen phế quản là bệnh viêm mạn
tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là
nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm
mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn
khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu
chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy
ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm
với việc lan rộng - nhưng rất thay đổi - của sự tắc
nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi
phục tự nhiên hay do điều trị.
Theo trên bạn thấy, hen phế quản có điểm giống
với viêm phế quản là tình trạng viêm của phế quản.
Tuy nhiên, hen phế quản thường có khò khè và/hoặc
khó thở (mà viêm phế quản không có). Các triệu
chứng của hen suyễn (ho, khò khè, nặng ngực và khó
thở) thường xảy ra có tính chất chu kỳ và trong giai
đoạn đầu thường các triệu chứng này tự mất đi dù
không điều trị gì cả.
Điểm khác biệt mang tính “then chốt” của hen
phế quản là trình trạng viêm phế quản kèm theo sự
quá nhạy cảm của phế quản. Sự quá nhạy cảm của phế
quản gây ra co thắt phế quản. Các cơ quanh phế quản
siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Co thắt phế quản
thường lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị
thích hỢp. Sự co thắt này có thể gây cản trở không cho
không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. Vì thế, để
phân biệt hen phế quản với viêm phế quản, bác sĩ cần
hỏi bệnh tỉ mỉ, khám bệnh, chụp X-quang phổi, và đặc
biệt là đo chức năng hô hấp. Tổng hỢp kết quả 4 công
việc này bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác cho bạn.
Nhân đây, cũng xin nói với bạn rằng, đo chức
Bểtìk kô kầp, ken suyễn và cáck thều írí 2 0 9