Page 395 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 395
để chuẩn bị sang tấn công. Có lúc để chuẩn bị tốt
phải tấn công trước. Lý Thường Kiệt đã làm thế
khi tấn công hai châu Ung, Khiêm để bẻ gãy cuộc
tấn công xâm lược của địch. Trong khi địch tấn công
0 ạt, có khi phải tạm thời rút quân để bảo toàn lực
lượng. Trường hợp Tôn Sĩ Nghị đem quân sang, vì
chưa kịp chuẩn bị đối phó nên quân ta phải rút về
Tam Điệp để cho giặc chiếm Thăng Long. Trong
chiến tranh chống Pháp vá Mĩ, chúng ta chiến đấu
ở thành phố một thời gian đủ để kìm chân địch,
chuẩn bị cho nhân dân cả nước có điều kiện đối phó
chứ không tung hết chủ lực ra chiến đấu sống mái
với quân địch. Ta chỉ tấn công ở những nơi, những
lúc ta có điều kiện, má không chiến đấu trong hoàn
cảnh và điều kiện địch chuẩn bị để đánh ta. Lối
tấn công của Việt Nam tóm lại là không chấp nhận
một cách chiến đấu địch chờ đợi ở ta, bắt địch phải
đánh theo một lối đánh đối phương không thể ngờ
được và chính vì vậy địch luôn luôn bị động.
2. Kết hỢp đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt,
lấy tiêu diệt làm then chốt để chuyển tình thế.
Có đánh tiêu diệt mới xoay chuyển được tình
thế, mới thay đổi được tương quan lực lượng, mới
giải phóng được đất đai, mới tiêu diệt được ý chí
xâm lược của quân thủ. Những trận Bạch Đằng,
Chi Lăng, Xương Giang, Thăng Long, Đông Khê,
Điện Biên Phủ đều là những trận tiêu diệt lủng
danh. Trong chiến dịch giải phóng Biên giới 1950,
chỉ một đòn đánh tiêu diệt vị trí Đông Khê, tiếp
397