Page 301 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 301
Danh sách trên cũng cho thấy người Việt Nam
rất quan tâm đến sử, và điều này lá một nét khu
biệt của tâm thức Việt Nam do ảnh hưởng Trung
Quốc, so với những nước ĐNA chịu ảnh hưởng văn
hóa Ân Độ trong đó trí thức hầu như không quan
tâm gì đến sử. Tuy vậy, cách nhìn sử vẫn mang
nặng tính chất Nho giáo; coi nhẹ sinh hoạt vật chất
và sản xuất, chú trọng văn học, chú ý rất ít tới
những tộc người miền núi, cách bàn luận vẫn theo
những tiêu chuẩn về lễ của Kinh Xuân Thu. Mặc
dầu thế, đây lầ một biểu hiện cụ thể của lòng tự
hào người Việt về điểm nước Việt Nam là một nước
có văn hóa cao. Sử Việt Nam cũng viết theo kiểu
Trung Quốc đầy đủ về năm tháng, sự kiện, theo lối
chủ yếu là biên niên, không viết theo lối phân tích
của châu Âu chia ra từng mục chính trị, quânsự...
cho nên người đời sau có cơ sở khách quan để nghiên
cứu mà không bị quan điểm của nhà sử gia chi
phối. Thực tình đây là kho vàng cho mọi nhà văn
Việt Nam xây dựng tiểu thuyết, điện ảnh, kịch thơ,
cho mọi nhà nghiên cứu về quá khứ. Chửng nào trí
thức Việt Nam vứt bỏ được quan niệm học để làm
quan nhằm mục đích có được tất cả mà không phải
m ất công sức để theo quan niệm học nhằm gánh
lấy nhiệm vụ đối với Tổ quốc, đổi mạng để có kiến
thức, lúc đó nưóc Việt Nam mới thoát khỏi nghèo
đói được.
21. Điều gắn bó với lịch sử là địa lý, người Việt
Nam có một ý thức rất cụ thể về đất nước, xứ sở
của mình. Ta có thể chứng minh điều đó dựa váo
303