Page 191 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 191
H33 - Vào mùa thi
đại học hàng năm,
các sĩ tử vào Văn
Miếu sờ dầu Rùa cáu
may cho mùa thi đỗ
đạt"
Khu thứ năm: là khu đền Khải thánh, thờ bô' mẹ Khổng
Tử, liên hệ với khu vực thứ 4 qua Khải Thành môn. Khu này
mới được xây dựng lại.
Trong Văn Miếu có tượng Khống Tử và Tứ phôi (Nhan
Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử), ơ điện thờ Khổng Tử có hai
cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng
tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh
hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc
đứng trên lưng rùa biêu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất,
giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tưựng trưng cho
sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là
đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới
nước, biết bò, hạc tượng trứng cho con vật sống trên cạn, biết
bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc
không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng
nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán,
rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên
lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó
khản, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Ngoài Văn Miếu ở Hà Nội còn có khu di tích Trạng
trình ở Hải Phòng là nơi rât đáng cho tré thăm quan.
189