Page 186 - 99 Danh Thăng Cảnh Việt Nam
P. 186
99 DANH THẮNG VIỆT NAM 1Ố7
truyền, những người dân hiền lành dễ mến đang ngày càng
trở thành điểm đến ấn tượng cho thăm quan và nghiên cứu.
Một thú vui sẽ làm bạn khó quên là du khách được ngồi
trên những chiếc xích lô hoặc tha hồ tản bộ mua sắm, dạo
mát trên những con phố với mái nhà rêu phong cổ kmh.
Càng về đêm Hội An càng đẹp, một vẻ đẹp limg linh, huyền
ảo bởi những ngọn đèn lồng như đưa du khách lạc vào một
cung điện rực rỡ của các yua chúa Trung Hoa, đèn có đủ kích
cỡ, kiểu dáng: hình quả nhót, quả bí,... được bọc bởi những
vuông lụa tơ tằm đủ màu sắc, kích cỡ treo trước hiên nhà.
Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản) hay Lai Viễn Kiều, một công
trình kiến trúc được coi là biểu tượng của phố cổ Hội An.
Ngôi chùa bắc qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các
thưctng nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ
XVI, XVII. Chùa có hai phần cấu thành là chùa và cầu, nơi
đây thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm
vui và hạnh phúc cho mọi người, thể hiện những khát vọng
thiêng liêng và ước mong những điều tốt đẹp sẽ đến. Phần
cầu được ghép lại bằng gỗ có mái che lợp ngói âm dương,
những khúc gỗ được sơn chạm công phu. Rêu phong qua thời
gian, mái ngói chùa đã trở nên cũ kỹ, càng tạo nên dáng vẻ
trầm mặc cho ngôi chùa.
Hội An là nơi quần tụ,
sinh sống của đông đảo
người Hoa. Văn hoá của
người Hoa thể hiện rất đậm
nét ở đây, trong những khu
hội quán như Hội quán
Quảng Đông, Hội quán
Phúc Kiến, Hội quán Triều
Châu,... nơi đây có những