Page 207 - 750 Cây Lá Thuốc Nam
P. 207

198.  Đậu khấu:
                Tên khoa học  : F ru c tu s  A m om i  C ardom om i
                Là  cây  mọc  hoang  được  trồng  ở  miền  Bắc  Việt  Nam,  cũng
              gọi  là  Bạch  đậu  khấu.  Đậu  khấu  là  vị  thuốc Nam  chủ  yếu  còn
              dùng  trong Đông y.  Theo  Đông y  vị  cay tính  ôn,  vào kinh phế
              và  tỳ  vị.  Vị  thuốc  làm  ấm  dạ  dày,  tiêu  thực,  làm  cho  ta  ngon
              cơm,  trừ hàn,  hóa  thấp,  chữa  đau  dạ  dày,  ăn  không  tiêu,  nôn
              oẹ,  chữa  bệnh  phổi  có  đờm.  Chứng  lợm  giọng  buồn  nôn  thì
              nhai  ngậm  đậu  khấu,  nuôt  nước.  Trẻ  con  bị  ọc  sữa  (do  chậm
              tiêu  lạnh  bụng).  Dùng  Bạch  đậu  khấu  10  nhân,  Cam  thảo  6
              gram  hai  vị  tán  nhuyễn,  dùng  bột  này  sát  vào  miệng  trẻ  em.
              Có  khả  năng phá khí tiêu đờm.


              199.  Đào liên:

                Tên khoa học :  C re sce n lia  cu jete L .
                Một  loại  cây gỗ  nhỏ,  lá  xanh  đậm.  Hoa trên thân  hoặc trên
              cành.  Quả  có  hình  cầu,  vỏ  cứng,  trong  trái  có  nhiều  hạt.  Đào
              tiên  được trồng ở  đồng bằng và  rừng núi  như ở cần Thơ,  Kiên
              Giang,  Bà  Rịa, Tây Ninh.  Người  dân thường dùng quả.  Có  khả
              năng  bổ  phổi,  lao  phổi.  Thịt  quả  đào  tiên  chế  thành  xirô  trị
              ho,  long đờm.  Thịt quả phơi  khô  ngâm rượu uổng bổ  dưỡng, bổ
              phổi.  Thịt  quả  chưa  chín  có  tác  dụng nhuận  tràng.  Liều  dùng
              60  gram  thịt  quả  phơi  khô  ngâm  trong  1  lít  rượu  để  uống
              (30ml) mỗi ngày.

                Thuốc xổ:  dùng 50  gram  sắc uô'ng,  uống trị ho:  10  gram  đến
              15 gram sắc  uông.






              114
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212