Page 397 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 397
nghĩa, đồng thời là võ tướng thao lược, có công lổn trong xây dựng
quân đội triều Lý thành một đội quân hùng mạnh đương thòi.
Trong các nhân vật lịch sử quân sự thòi nhà Trần, Trần Thủ Độ
vừa là đệ nhất công thần sáng lập triều đại, vừa trực tiếp lãnh đạo
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Lê Tần là viên dũng tướng
tài ba mưu lược, có tư duy phân tích thực tiễn nhạy bén, đã để
xướng nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược. Trần Quốíc Tuấn đã
dẹp thù riêng để vun trồng mối đoàn kết trong triểu, thông nhất ý
chí toàn dân đánh giặc, dùng người hiền lương giúp nước, hoàn
thành tốt vai trò tổng chỉ huy dẫn dắt quân và dân đánh thắng
quân xâm lược. Nhà Trần còn có nhiều nhân vật lịch sử quân sự
tiêu biểu khác như: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần
Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng, Nguyễn Khoái, Trần
Quốc Toản, Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương, Trần Khát Chân...
Trong công cuộc kháng chiến chông quân Minh nhằm phục
hưng đất nước, Lê Lợi đặc biệt may mắn có được Nguyễn Trãi,
người dâng Bình Ngô sách hiến mưu đến việc đánh vào lòng người,
sáng tạo ra nghệ thuật “mưu phạt tâm công”, kết hợp chặt chẽ
giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Các danh tướng như
Nguyễn Xí, Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân,
Đinh Lễ, Đinh Liệt, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Lý Triện, Lê Lễ,
Lê Lỗi, Phạm Văn xảo, Trịnh Khả, Lê Thạch, Phạm Vấn, Đỗ Bí,
Lê Văn Linh, Bùi Bị, Nguyễn Thận, Lê Niệm... đều lập công lớn.
Trong thời kỳ nghĩa quân Tây Sơn phôi hợp với quân dân
Thăng Long phá tan âm mưu xâm lược của 29 vạn quân Mãn
Thanh, Nguyễn Huệ từ một anh hùng nông dân trở thành vị anh
hùng dân tộc uy danh lừng lẫy. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông
là đánh tiêu diệt với tinh thần chủ động tiến công, tiến công liên
tục, thần tốc, táo bạo, bất ngò, giải quyết nhanh cục diện chiến
tranh bằng trận quyết chiến chiến lược. Cuộc rút lui chiến lược về
Tam Điệp gắn với các tên tuổi Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Ngô
Thì Nhậm. Các chủ soái trong trận quyết chiến chiến lược đều là
những anh hùng xuất chúng như Đặng Xuân Bảo, Đặng Tiến Đông,
Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc.
399