Page 336 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 336
Bắc Giang; Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Từ năm 1946 đến năm 1949,
ông là ủ y viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư
Khu ủy đặc biệt Hà Nội, Liên khu ủy viên Liên khu III, Bí thư liên
tỉnh Hà Nội - Hà Đông. Năm 1949, ông là Phó Trưởng ban Ban
Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1950
đến năm 1954, ông phụ trách công tác tuyên huấn chiến dịch Biên
giới, Cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị, ủy viên Ban
Liên hiệp đình chiến Trung ương.
Với hai lần làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Lê Quang Đạo đã
góp phần cùng Thành ủy xây dựng phong trào, chuẩn bị lực lượng,
đấu tranh giành chính quyển trong Cách mạng Tháng Tám. Tiếp
đó cùng Thành ủy lãnh đạo quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc
kháng chiến thắng lợi, bảo vệ được Trung ương Đảng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan của Trung ương; các công
xưởng, nhà máy chuyển lên chiến khu an toàn. Những đóng góp
của ông trong tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng lực
lượng vũ trang công nông, xây dựng hậu phương chiến tranh, đặc
biệt hậu phương chiến tranh ở một thành phô' - Thủ đô của cả nước
trong những ngày đầu Hà Nội bước vào cuộc kháng chiến lần thứ
hai thật vô cùng quý giá.
Hoàng Văn Khánh
Hoàng Văn Khánh, tên thật là Hoàng Văn Thiệu, quê ở xã
Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông tham gia cách mạng
và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1942. Trưốc Cách
mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong phong trào công nhân cứu
quốc thành phô* Hà Nội và Bắc Kỳ. Ong nhập ngũ năm 1945 và trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, từ năm 1945 đến nâm 1949, là
chính trị viên: trung đội, đại đội; Trưởng ban nhân sự Phòng tham
mưu Hà Nội, Tham mưu trưởng đặc khu Hà Nội; Tiểu đoàn trưởng
Khu 2, Trung đoàn 15. Từ năm 1950 đến năm 1954, ông là Tham
mưu trưởng Trung đoàn 88, Đại đoàn 308, Trung đoàn phó Trung
đoàn 64; Trung đoàn trưỏng Trung đoàn 52, Đại đoàn 320.
338