Page 380 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 380
Uăn £óa ár?y xứ Uỉệi O G u n £ìện nay
Một cách thức rất quan trọng, trước mắt và lâu dài là
phải xã hội hóa việc điều tiết đạo đức, chuẩn mực xã hội,
lối ứng xử bằng các cuộc vận động, các phong trào hoặc các
hình thức, quy ước văn hóa. Đạo đức, lốì ứng xử có tính
linh hoạt cao, cho nên không nên rập khuôh trong chỉ đạo
và thực hành đạo đức, lốì ứng xử. cần phải xác định quan
điểm lịch sử - cụ thể; không áp đặt, không gò ép, không
quy về một nguyên tắc đạo đức, một khuôn mẫu ứng xử
duy nhất nào cả. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tê thị
trường, hội nhập quốc tế, dân trí cao và các nhu cầu cá
nhân phát triển thì cũng không thể gò ép, áp đặt vào một
khuôn mẫu hay một quy ước bất biến.
Theo Hồ Chí Minh, "lúc sô" đông quốíc dân chưa hiểu,
chưa làm đòi sống mới thì tuyệt đối không nên bắt buộc".
Cho nên, phải đẩy mạnh các hình thức và nội dung xã hội
hóa hoặc các cuộc vận động "xây dựng nếp sống ván minh,
gia đình văn hóa", "người tốt việc tốt", "cưới trang trọng -
lành mạnh - tiết kiệm", v.v... trong phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đòi sổhg văn hóa" ở cơ sỏ. Theo Hồ Chí
Minh, phương châm tiến hành là: nhiệt tình - hăng hái,
liên tục - kiên trì, khôn khéo - mềm mỏng. Nguyên tắc cụ
thể trong điều tiết đạo đức, chuẩn mực và lối ứng xử mới
là: "Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm"; "Cái gì mới
mà hay, thì ta phải làm"^'\
I I ) Hồ Qií Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, t. 5. tr. 94 - 95.
381: