Page 127 - Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam
P. 127
CỘI NGUỒN VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
chuyện bà Âu Cơ đẻ trăm trứng nở thành 100 con
trai v.v... Thư tịch đời Đường ở Trung Hoa có ghi
"đất Giao Chỉ rất phì nhiêu, nhiều dân di cư đến
đó, họ là những người đầu tiên khai phá nơi đây.
Đất đen và bốc hơi mạnh. Lúc bấy giờ những cánh
đồng đó người ta gọi là Hùng Điền và dân là Hùng
dân. Có một ông chúa gọi là Hùng Vương..."
Để tưởng nhớ đến công ơn của các vua Hùng,
nhân dân ta đã xây dựng đền thờ 18 đời vua Hùng
cùng các thần Núi Đột Ngột, Cao Sơn, Ât Sơn,
Viễn Sơn... các con gái của vua là Mỵ Nương, Tiên
Dung và Ngọc Hoa từ thê kỷ XIII đến thế kỷ XIV
ở Đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Sau khi bị
giặc Minh xâm lược (1407 - 1427), tàn phá đền
Hùng, nhân dân ta lại tiếp tục sửa chữa, tu bổ,
tiếp nối dâng hương lên Đức Quốc Tố. Đến đời nhà
Lê, nhân dân xã Hy Cương được triều đình trao
cho nhiệm vụ cúng tế ồ đền Hùng mà miễn đi phu,
đi lính, thuế. Triều đình còn cấp cho xã 500 mẫu
ruộng lúa từ Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Việt Trì
để lo đèn nhang cúng tế lễ Giỗ Tổ.
Các đời Đinh, Lê, Lý, Trần hàng năm đều có
ngày giỗ Tổ. Đến đời Nguyễn có quy định mới là
127