Page 158 - Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
P. 158
6. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép được thực hiện việc kiểm
tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại một cơ quan kiểm tra có trụ sở
gần địa điểm thường xuyên tập kết lô hàng.
7. Đề nghị tái kiểm tra hoặc chứng minh lô hàng đạt yêu cầu về an
toàn thực phẩm trong trường hợp có kết quả phân tích của ít nhất hai
(02) cơ quan kiểm tra khác đã được Bộ Công Thương chỉ định hoặc thừa
nhận phù hợp với căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra theo quy định tại
Điều 13 của Thông tư này.
8. Kiến nghị với Bộ Công Thương một trong các biện pháp xử lý
sau:
a) Tái chế sản phẩm: Chủ hàng phải báo cáo biện pháp tái
chế, địa chỉ tái chế cho cơ quan kiểm tra và chỉ tiến hành tái chế
sản phẩm khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan kiểm tra
nhà nước. Sau khi tái chế, chủ hàng đề nghị cơ quan kiểm tra tiến
hành kiểm tra lô hàng đã được tái chế để quyết định xử lý trong
các trường hợp dưới đây:
- Trường hợp lô hàng thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu
và/hoặc phải sửa nội dung ghi nhãn nếu chất lượng sản phẩm không
đúng so với công bố trên nhãn, cơ quan kiểm tra phải báo cáo Bộ
Công Thương để xem xét và quyết định cấp Thông báo thực phẩm đạt
yêu cầu nhập khẩu;
- Trường hợp lô hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu, cơ
quan kiểm tra sẽ thông báo với chủ hàng và đề nghị Bộ Công Thương
chỉ định cơ quan giám sát việc chủ hàng hủy bỏ lô hàng hoặc chuyển
không sử dụng làm thực phẩm theo quy định.
b) Chuyển không sử dụng làm thực phẩm sau khi sửa lại nội
dung ghi nhãn;
c) Tái xuất: chủ hàng phải nộp chứng từ tái xuất cho cơ quan
kiểm tra để hoàn tất hồ sơ;
d) Tiêu huỷ: chủ hàng phải hợp đồng với cơ quan có nhiệm vụ
xử lý tiêu huỷ và có biên bản xác nhận đã tiêu huỷ thực phẩm của cơ
158