Page 152 - Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
P. 152
1. Cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định có nhiệm
vụ tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để xác định
phương thức kiểm tra phù hợp đối với từng lô hàng.
2. Tổ chức lấy mẫu tại địa điểm chủ hàng đã đăng ký để kiểm
tra. Trong trường hợp chủ hàng tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng
khỏi địa điểm tập kết trước khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra, Cơ
quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ
Công Thương để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định.
3. Lập Biên bản lấy mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của các bên
liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra chung của lô hàng.
Điều 12. Nội dung kiểm tra
Cơ quan kiểm tra căn cứ vào kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm (hồ
sơ đăng ký kiểm tra và thông tin của lô hàng nhập khẩu) để xác định
phương thức kiểm tra cụ thể, lượng mẫu, số chỉ tiêu cần kiểm
nghiệm, phương pháp thử và tiến hành kiểm tra mẫu đối với sản
phẩm thực phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy
hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy
định, gồm:
1. Nội dung ghi trong Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy với
mẫu sản phẩm kiểm tra để quyết định phương thức kiểm tra theo
quy định tại Chương II của Thông tư này.
2. Thời hạn sử dụng và nội dung ghi nhãn.
3. Các yêu cầu an toàn khác khi có thông tin về rủi ro hoặc được
Bộ Công Thương yêu cầu bằng văn bản.
Điều 13. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra
Căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra gồm:
1. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù
hợp quy định an toàn thực phẩm.
152