Page 129 - Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
P. 129
2. Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem
xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế
của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở
bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa
bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
2
3. Trường hợp lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m tại khu
vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch cho
hoạt động mua bán hàng hoá và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ
tầng không phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này về kiểm tra
nhu cầu kinh tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp có
thay đổi quy hoạch và điều kiện này không còn tồn tại.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập Hội đồng Kiểm
tra nhu cầu kinh tế để xem xét sự phù hợp của việc lập một cơ sở bán
lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất theo các tiêu chí quy định tại khoản 1
và 2 Điều này.
5. Thành phần Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế bao gồm đại
diện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban
Quản lý Khu Kinh tế nơi đặt cơ sở bán lẻ); Sở Công Thương và các cơ
quan ban ngành có liên quan (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định).
Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thuộc khu vực địa lý cấp
phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác thì Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế phải bao gồm đại
diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp giáp.
6. Kết quả làm việc của Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế phải
được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua bằng văn bản. Văn bản này
là một thành phần trong hồ sơ lập cơ sở bán lẻ gửi đến Bộ Công
Thương lấy ý kiến chấp thuận.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư có nội dung thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở
bán lẻ thứ nhất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 7 Thông tư này nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
129