Page 140 - Trang Phục Việt Nam
P. 140
Phụ nữ miền Bắc trong trang phục lễ hội
Đội đầu là chiếc nón quai thao (còn gọi là nón thúng hay nón ba tầm).
Nón hình tròn bằng lá gói, khâu dây móc, mặt trên bằng, xung quanh có
thành dày khoảng 10cm-12cm. Mặt dưới, ở giữa có gắn một hình ống tròn
bằng tre đan làm chỗ dựa đội cho cân gọi là khua nón. Quanh chùm nón
có những vòng tre chuốt nhỏ, khâu bằng chỉ tơ, đan chéo sợi rất công phu,
lại được trang trí những hình bướm hay những bông hoa bằng chỉ nhiều
màu. Quai nón làm bằng dây thao đen (do đó gọi là nón quai thao), gồm từ
một đến ba dây chập lại buông võng xuống đến thắt lưng (có khi quai nón
là một dải vải dài). Hai đầu quai nón mỗi bên có năm, bảy đến mười nhóm
tua nhỏ, dài khoảng 25cm - 80cm kết lại, buông xuống đầu vai người đội.
Khi đội nón, các bà các cô phải dùng ngón tay giữ lấy quai nón ở trước
bụng cho nón khỏi ngật ngưỡng. Khi e thẹn lại che nghiêng nón để làm
duyên. Nón không đội thì quàng quai nón ngang vai, đeo nón ở bên cạnh
sườn, hay đặt vành nón lên vai, tay vẫn phải giữ cho khỏi rơi. Có lúc ngắm
khuôn mặt mình, sửa lại vành khăn một cách kín đáo trong chiếc gương
[58]
nhỏ được gắn ở giữa khua nón . Đi hội, đi lễ, người phụ nữ mặc áo
mớ ba, mớ bảy, váy dài tha thướt không thể thiếu chiếc nón thúng quai
thao đội đầu. Ngày thường, nón loại này cũng được dùng phổ biến, nhưng
không có quai thao, và thành nón chỉ cao khoảng 7cm-8cm. Cùng với bộ