Page 9 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 9
cước, tấm vải được dệt xong trông thật đẹp mắt vì các hoa
văn rõ nét nổi bật trên nền vải với những sợi dọc sợi ngang
đan vào nhau thật sắc sảo. Trong quá trình dệt, bắt hoa văn
là khó nhất, phải làm rất tỉ mỉ và khéo léo. Hoa văn trên một
bộ váy áo làm nhanh nhất cũng phải mất một tuần. Vào
ngày lễ hội truyền thống của làng, cô gái nào có bộ váy áo
đẹp sặc sỡ sẽ được đánh giá là người chăm chỉ, giỏi giang.
Đặc biệt, với người Ba Na, phụ kiện là một phần không
thể thiếu, nhằm tô điểm cho các bộ trang phục và có vai trò
trừ tà ma. Các phụ kiện gồm hoa tai, lược cài tóc, nhẫn đeo
ở hai, ba ngón tay... Tục lệ đeo nhẫn bắt nguồn từ quan
niệm: mỗi ngón tay đều mang một sức mạnh. Ví như ngón
cái tượng trưng cho cha, ngón giữa tượng trưng cho sức
mạnh, quyền lực, ngón đeo nhẫn tượng trưng cho sức
mạnh của tình yêu. Đặc biệt, đeo nhiều nhẫn ở các ngón
tay chính là thể hiện sức mạnh tối cao.
Trải qua thời gian, nghệ thuật trang trí của người Ba
Na vẫn được giữ gìn và phát huy, góp phần tạo nên một
bản sắc văn hóa đặc thù. Ngày nay, đến với buôn làng của
người Ba Na, có thể thấy nghệ thuật trang trí thể hiện rất
rõ nét qua trang phục, đồ đan. Đáng chú ý là các sản phẩm
thổ cẩm đã trở thành hàng hóa thời mở cửa và được nhiều
người ưa thích.
ô Trang phục phụ nữ Ba Na
Phụ nữ thường mặc áo bố cục dải băng theo chiều
ngang thân người, giữa thân áo trang trí một đường viền
màu đỏ, dưới gấu váy là đường kẻ màu trắng. Diện tích hoa
văn đôi khi có thể chiếm đến hơn một nửa diện tích áo, hai