Page 43 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 43
chú trọng tới việc ghép hai mảnh vải lại với nhau tạo nên
sự đối xứng. Hoa văn trang trí trên trang phục thường
được sử dụng ở hai rìa của tấm vải.
Trang phục lễ hội của người Giẻ Triêng còn chứa đựng
cả yêu tố tâm linh, nên việc mặc chúng được mọi người rất
coi trọng. Những ngày diễn ra lễ hội cộng đồng như đâm
trâu mừng nhà rông mới, lễ cưới..., người ta mặc đồ mới
hoặc đồ sử dụng không thường xuyên. Cả đàn ông và phụ
nữ đều đeo trang sức như vòng tay, vòng cổ vòng cườm....
để làm đẹp và hấp dẫn hơn trong mắt mọi người.
Người Giẻ Triêng từ trẻ tới già, ai cũng cố gắng mặc cho
đẹp. Những gia đình giàu có, ngoài trang phục có nhiều màu
sắc, đồ trang sức của phụ nữ nhất thiết phải có các chuỗi
cườm, vòng cổ, bông tai. Đàn ông thì đeo vòng tay. Thanh
niên ăn mặc khác người già, khố trang trí hoa vãn màu đỏ,
trắng, vàng ở vạt trước và vạt sau. Người già mặc khố toàn
màu đen và khoác tấm choàng màu đỏ (lăng la xút).
Trong cuộc sống cộng đồng, trang phục là một trong
những yếu tố thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ nét. Những
gia đình khá giả phải có nhiều tấm dồ màu đỏ (ra moong
xút, ra moong tem) bên cạnh tài sản gồm nhiều trâu, bò,
heo, chiêng nỉ (bộ 03 cái), chiêng ba [bộ 03 cái), chiêng ngô
(bộ 03 cái), ché đổi một trâu, ché đổi hai trâu... Chủ làng
trong ngày hội thường khoác những tấm dồ và đóng khổ
có nhiều màu đỏ, đeo nhiều đồ trang sức. Những người có
điều kiện kinh tế mặc trang phục nhiều màu, còn người
nghèo mặc trang phục màu đen, khố khổ hẹp, hai đầu
không có tua, thân và các mép khố không được viền và
trang trí hoa văn. Trong lễ hội, nam giới cũng đeo vòng cổ,