Page 208 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 208

50-55cm, đầu nhọn, phía trên đính một chiếc cúc, cạnh đáy
          đính  một  dây  vải  có  khuy  cài.  Khi  dùng,  người  ta  không
          phân  biệt phải, trái,  miễn  sao  khi  quấn  xong xà  cạp, chiếc
          cúc luôn nằm bên phải khuy cài là được.
              Túi  đeo  (ka trê):  Người  La  Chí sống trên các sườn  núi
          cao, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn. Để vận chuyển hàng

          hoá và thu  hoạch  nông sản  thực phẩm  khi  lên  dốc, xuống
          dốc, họ phải dùng các loại dụng cụ  như gùi, sọt, đặc biệt là
          dùng chiếc túi vải  đeo trên  lưng để vận  chuyển  hàng hoá.
          Túi đeo lưng là loại túi to, được ghép bằng bốn khổ vải tự
          dệt rộng 40cm, nhuộm chàm đen. Túi hình chữ nhật đứng,
          có  kích  thước 45x47cm. Trên  miệng túi,  một bên  có  đính
          một đoạn dây vải  khâu hai lớp làm dây đeo  [một đầu đính
          cố  định,  một  đầu  buông},  một  bèn  có  một chiếc  đai  bằng
          vải gọi là ne để buộc dây đeo.


          ©  Trang phục nam giứi La Chí
              Trang phục của  đàn  ông  La  Chí  rất đơn  giản, gồm  áo,
          quần và khăn quấn. Trước đây, đàn ông thường để tóc dái
          qua vai, búi tó  hoặc thắt khăn, đóng khố, đeo gùi trên vai
          hoặc  túi  vải  chàm  có  viền  đỏ  xung  quanh  để  đựng  diêm
          thuốc và các thứ lặt vặt trong sinh hoạt hàng ngày.

              Áo  (pù):  May  theo  kiểu  năm  thân,  dài  88-90cm,  cài
          khuy nách phải, cúc được làm bằng đồng, thường được dệt
          từ vải  thô và  nhuộm  chàm  đen.  Cổ  áo  là  loại  cổ tròn, cao
          khoảng 3cm. Tay áo may dài, cổ tay áo khá nhỏ, chỉ khoảng
          8-9cm. Thân áo thường để trống, không có hoa văn trang
          trí. Để tiện trong việc sinh hoạt, ngày nay, áo của đàn ông
          La Chí đã ngắn hơn trưc-c rất nhiều.


          [208
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213