Page 149 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 149
may mặc, mặc phà làm chăn và đệm, nhưng độc đáo nhất
là phần cạp váy. Cạp váy dệt bằng sợi tơ tằm với nhiều loại
hoa văn trang trí, hoa văn động vật, phổ biến là các mô-típ
rồng, phượng, hươu, rùa, cá, nhện, hoa văn thực vật như
hoa sen, hoa cà và hoa văn hình học. Kỹ thuật dệt cũng như
cách trang trí được lưu truyền qua hình thức mẹ dạy cách
dệt cho con gái. Xưa kia, cạp váy dệt đẹp là một trong
những tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ.
Người Mường nhuộm cạp váy từ các cây, quả và lá trên
rừng. Quá trình tạo màu được làm hoàn toàn thủ công
bằng đôi tay khéo léo, cần mẫn của phụ nữ Mường. Hiện
nay, các sản phẩm màu tự nhiên đã được thay thế bằng các
loại phấm màu hoá học với nhiều màu sắc nhưng màu hoá
học chóng phai hơn và không tinh tế như màu cổ truyền.
Nhìn chung, trang phục của người Mường thể hiện rõ
nét bản sắc văn hoá dân tộc của họ.
ữ Trang phục phụ nữ Mường
Trang phục thường ngày của phụ nữ Mường gồm áo,
váy và khăn đội đầu.
Áo ngắn (pổn) mặc ngoài. Đây là loại áo dài chẩm eo
lưng, phía sau có đường can vải dọc sống lưng. Phía trước
không có cổ. Ngày xưa áo ngắn có hai loại nẹp áo. Phụ nữ
khá giả nẹp áo được may (tràng) vắt qua cổ sang hai bên.
Tràng rộng bằng ngón tay, may chồng hai lớp vải. Phụ nữ
bình dân mặc loại áo cổ tròn, hai vạt may nẹp. Tay áo
không may nối vai mà được cắt may liền theo kiểu áo bà ba
thon dần về phía cổ tay.
Váy (wỗl): Gồm hai phần chính; phần đầu váy hay
1491