Page 123 - Thời Trang Nữ
P. 123

CHƯƠNG 4 -TH IẾT KẾ KẾT CẤU c ó  ÂO   123


























                   Hình 4 - 38 Ví dụ vế cách biến tấu với két cáu cố áo SO mi (2).
   V. Thiết kê kết cấu cổ áo bẻ ve

   1. Hình vẽ kết cấu cổ áo bẻ ve cơ bản

       a. Tên gọi các bộ phận trong kết cấu cồ bẻ ve cơ bản
       Cổ bẻ ve là kiểu cổ do hai bộ phận là cổ bẻ và ve cổ tạo thành. Hình 4 - 39
   cho thấy tên gọi của các bộ phận trong kết cấu cổ bẻ ve. May ráp lá cổ bẻ với
   đường khoét cổ trên thân áo vào nhau, ve cổ là do đường nẹp trên thân áo lật
   ra mà thành. Góc được hình thành do góc bẻ cổ và góc bẻ ve được gọi là miệng
   cổ, điểm gập ve cổ trên đường nẹp vạt áo được gọi là điểm bẻ ve, ve cổ từ điểm
   bẻ ve cho đến chỗ tiếp giáp với lá cổ bẻ được bẻ lật ra ngoài, đường  bẻ lật đó
   được gọi là đường bẻ ve.
       b. Thiết kế kết cấu cổ bẻ ve cơ bản

       Trong thiết kế kết cấu cổ bẻ ve, việc xác định độ ngả của cổ áo là điểm then
   chốt trong việc vẽ hình, kích thước lớn nhỏ của độ ngã có liên quan đến độ lớn
   nhỏ của toàn bộ chân cổ và lá cổ bẻ của cổ áo. Trong hình 4 - 40, sẽ giải thích rõ
   ràng về việc hình thành lượng ngả xuống trong hình vẽ kết cấu cổ bẻ ve.
       Xác định rộng  lá cổ sau: 3,5cm; rộng chân cổ sau: 2,5cm; rộng lá cổ sườn:
   rộng lá cổ sau + 0,2cm; rộng chân cổ sườn: rộng chân cổ sau - 0,2cm. Trong hình
   4 - 40 ® cho thấy, cổ áo cẩn vẽ trên thân áo sau và trước, sau đó, như trong hình
   ©, mở hình cổ trước ra đối xứng  qua đường bẻ ve, từ vị trí miệng cổ trước, vẽ
   đường song song với đường bẻ ve, lấy độ dài vòng cổ sau là o, kẻ đường thẳng
   vuông góc với nó, độ dài của đường vuông góc này bằng 6cm, chính là độ rộng
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128