Page 11 - Thời Trang Nữ
P. 11

CHƯƠNG  1- KHÁI QUÁT VẼ THIỄT KỄ KẾT CẤU TRANG PHỤC  Ị   11


   cũng không giống nhau. Xem xét thật kỹ tính chất vật lý của chất liệu vải là điếu
   vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kê kết cấu trang phục.
       Trong  các  đặc tính  của  chất  liệu  vải  may  trang  phục,  các  nhân  tổ quan
   trọng ảnh  hưởng đến thiết kế kết cấu trang  phục bao gốm: tính ổn định, tính
   biến hình, độ co giãn, độ dày, trọng lượng,...  Khi chất liệu sử dụng hơi dày, cán
   phải  cộng  thêm  lượng  bề dày cho độ  rộng và  độ dài trên  bản  mẫu  giấy; còn
   trong những thiết kế có xếp ly và nhún bèo, nếu sử dụng loại vải khác nhau mà
   vẫn cần đảm  bảo giữ được sự tương đổng về hình  dáng  bên  ngoài  của trang
   phục, đối với những loại vải tương đổi dày, khi xử lý bản mẫu trên giấy cần phải
   tính  thêm  lượng  xếp  ly vào.  Ngoài  ra,  khi  mặc váy xòe, độ rủ xuống theo sức
   nặng của mặt trước, mặt sau, mặt xéo của từng loại vải cũng khác nhau, nhứng
   loại vải kém chất lượng, thiếu ổn định sẽ bị giãn ra theo một chiểu sợi vải nào
   đó, khiến những chỗ bổng bị lệch, vạt váy lệch lạc thiếu cân đối. Vì vậy, cần phải
   tiến hành sửa đổi hình vẽ kết cấu trang phục, làm cho nó phù hợp với đặc tính
   của loại vải, từ đó đạt được hiệu quả tạo hình lý tưởng nhất cho trang phục.

   4. Đường may
        Bản mẫu giấy của thiết kế kết cấu trang phục thông thường sẽ có sự khác
   biệt do cách chừa  đường  may trang  phục  khác  nhau.  Nếu  là đường  may của
   trang phục đơn nhất, khi xử lý tạo hình vẽ kết cấu trang phục thông thường sê
   phải thêm sẵn phần chừa đường may và độ co của vải; còn đối với trang phục
   may hàng  loạt, thường dùng  phương  pháp thiết  kế đường  chiết ly và đường
   may ráp để thay thế cho lượng chừa đường may và lượng co vải.
   II. Phương pháp thiết kê' kết cấu trang phục

       Trang  phục được may từ vải, cách vẽ hình thiết kế trang  phục được chia
   thành hai loại lớn: cắt theo hình lập thể và cắt theo mặt phẳng.
    1. Cắt theo hình lập thể
        Cắt theo hình lập thể, tức dùng ma nơ canh chuyên dụng để cắt theo hình
    lập thể, sau đó sử dụng dùng bản mẫu cơ bản trên giấy có được từ cách cắt này.
    Phương pháp cắt theo hình lập thể khác với phương pháp cắt theo mặt phẳng,
    bởi vì nó không cấn phải đo kích thước các bộ phận của ma nơ canh, mà là trực
   tiếp khoác vải lên người hoặc lên ma nơ canh chuẩn, đổng thời căn cứ vào hình
   dáng cơ thể và yêu cầu thiết kế kiểu dáng trang phục, để tạo nên tạo hình trang
    phục phù hợp với hình thể và phù hợp với kiểu dáng thiết kế, sau đó trực tiếp
   tiến hành cắt trên ma nơ canh và có được bản mẫu giấy về kết cấu trang phục.
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16