Page 7 - Thắm Dò Vũ Trụ
P. 7
Tệi sao phải nghiên cún thiên văn?
Chúng ta sống trên Trái đất và thường xuyên phải tiếp xúc vói rất
nhiều hiện tượng thiên văn, ví như: Tại sao Mặt tròi lại nóng và sáng?
Hàng triệu triệu các ngôi sao treo lấp lánh trên bầu tròi sao không roi
xuống? Ngoài Trái đất liệu có hành túìh nào có sự sống? Các ngôi sao
liệu có va đập vào Trái đất và va đập vào nhau?... Những vấn đề này đều
rất cần các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Trên thực tế, quá trình
hình thành và phát triển thiên văn học chính là quá trình con ngưòi từng
bước nhận thức và hiểu về thế giói tự nhiên.
Thiên văn học là một môn khoa học lâu đòi, ở Trung Quốc, từ hon
4000 năm trước đã bắt đầu có những ghi chép về thiên văn. Để trồng trọt
cho đúng thòi vụ, thu đưọc hiệu quả cao nhất, ngưòi cổ đại đã lọi dụng
thiên văn để xác định các mùa, các khí tiết trong năm. Các ngư dân và
những nhà hàng hải cũng lợi dụng các ngôi sao để xác định các phưong
hướng giữa biển cả mênh mông, lọi dụng sự thay đổi hình dạng Mặt
trăng để dự đoán sự lên xuống của thủy triều...
Thiên vãn học còn là một khoa học cơ bản. Trong cuộc sống hàng
ngày chúng ta vẫn sử dụng các loại lịch biểu được biên soạn dựa theo kết
quả nghiên cứu của thiên văn học. Trong quá trình tiến hành trắc lượng
Trái đất hàng hải, hàng không, vũ trụ và nghiên cứu khoa học... các nhà
nghiên cứu cũng không thể ròi những lịch biểu này. Ngoài ra để xác định
thòi gian chuẩn cho một nước và trên toàn thế giới, người ta cũng không
thể không dựa vào kết quả nghiên cứu của các đài thiên văn.
Trong quá trình nghiên cứu thiên văn, con người đã tổng kết được
không ít những quy luật khoa học, phát hiện được nhiều chất hóa học và
ngụồn năng lưcmg mói.
Cùng vói tiến bộ của khoa học kĩ thuật, những phát hiện về thiên
văn học đã đặt ra nhiều yêu cầu mói đối vói một sô vấn đề cơ bản của
khoa học như: khởi nguồn của vũ trụ, nguồn gốc của các nguyên tố,
nguồn gốc sự sống...
- 7 -