Page 21 - Sa Mạc Kì Diệu
P. 21

15 cm, đôi tai này giúp loài cáo này tránh cái nóng sa mạc. Độ tinh nhạy của tai
     của cáo “tai ra-đa” loại này đặc biệt cao, có thể tiếp nhận những thông tin của thế
     giới tự nhiên mà loài người không thể nào cảm nhận được. Cho dù tiếng thở của
     những con chuột ở trong tổ chuột cách xa ngoài 30 m, cáo cũng có thể nghe được,

     do đó dựa vào thính giác để bắt mục tiêu vô cùng chuẩn xác.

































                        Hình dáng này là để phù hợp với cuộc sống sa mạc

         Phương thức mà thực vật sa mạc thích nghi với môi trường khô hạn rất phong
     phú đa dạng. Có loài duy trì sự sống bằng hình thức hạt giống, khi trời mưa, có
     thể nảy mẩm trong vòng  một ngày đêm,  trong thời  gian ngắn ngủi vài tuần  lễ
     nhanh chóng hoàn thành toàn bộ quá trình sinh trưởng, ra hoa và chín hạt. Có
     loài phát sinh dị biến về kết cấu sinh lí, ví dụ như lan  lưỡi rồng thì chứa nước
     trong lá, cầy xương rồng thì chứa nước trong thân, cây tiên ảnh quyền chứa nước
     trong cơ quan dưới mặt đất. Có loài ngoài thời gian mùa khô hạn ra, thì rụng hết

     lá, hoặc phần trên mặt đất thì khô héo, chỉ còn lại phẩn dưới mặt đất là sống, chờ
     mùa mưa đến thì lại nảy mầm.







                                                                                  21
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26