Page 355 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 355
BẮC HÀ #311
ngày (hoặc 3 ngày). Đường này cảnh quan tương đối đơn điệu.
Đường thứ 2 từ Sapa đi bộ qua bản Cát Cát, đi lên xuống
trong 3 ngày. Vất vả hơn, nhưng cũng được ngắm nhiều cảnh
rừng khác nhau. Cũng có thể chọn cách kết hợp, lên bằng đường
0 Quy Hồ và xuống bằng đường Cát Cát.
Bạn không tự đi một mình mà qua dịch vụ, liên hệ các khách
sạn hay công ty du lịch. Qua dịch vụ, bạn có người hướng dẫn,
mướn túi ngủ, lều, và tổ chức ăn uống trên đường. Nên leo mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
BẮC HÀ
Cách Lào Cai 63km, đường trải nhựa tốt. Theo đường 4D ra
khỏi Lào Cai. Đến cây sô 8 rẽ theo đường 70 về Hà Nội. Đi
đường này 27km đến Bắc Ngầm (Lan Tây), rẽ trái đi thêm
28km đến Bắc Hà. Đoạn này có qua cầu Bảo Nhai vượt sông
Chảy. Trước khi vào Bắc Hà còn phải lên một cái đèo cao.
Chợ phiên Bãc Hà
Đến Bắc Hà để xem chợ phiên ngày chúa nhật. Tại sao phải lặn
lội lên Bắc Hà để xem chợ phiên trong khi Sapa cũng có? Chợ
phiên Sapa dã quá tân thời, còn ở Bắc Hà chợ phiên là một
ngày hội đầy màu sắc và âm thanh.
ớ Việt Nam không có chỗ nào người ta àn mặc rực rỡ như ở
đây. Mỗi cô gái là một nàng công chúa. Y phục mỗi dân tộc đua
nhau trình diễn đủ gam màu. Không thể đếm được có bao nhiêu
màu trên y phục cô người Mông Hoa. Người Phù Lá cũng không
kém, thêm những mảng lớn màu xanh, màu lục. Người Tày với
truyền thống áo đen quần đen đơn giản, ở Bắc Hà cũng phải
thêm khăn đội đầu và túi xách đủ màu.
Chợ phiên Bắc Hà có cả một chợ ngựa, hàng mấy trăm con.
Rồi khắp nơi tiếng heo kêu, tiếng thợ rèn dập chí chát... Người
ở những bản làng trên đỉnh núi đến chợ để hút thuôc lào, uống
rượu, hớt tóc, ăn cây kem..., chen chúc, vui vẻ, một cảnh tượng
khó quên.