Page 63 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 63
Thiền đang và sẽ được nhiều người cần đến tại Việt Nam,
vì ngoài những điều nói trên, các cuộc nghiên cứu khoa học cho
thấy thiền là một yếu tố rất quan trọng đóng góp vào chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Biên tập viên James Ritchie^^
của báo thương mại The Business Ịournals, số ngày 9 tháng 9 năm
2013, thấy rõ xu hướng nhiều công ty Tây phương và Á châu sẽ
đến Việt Nam để mở các xưởng sản xuất công nghệ. Như vậy
nhu cầu thiền cho doanh nhân, những người lãnh đạo và điều
hành doanh nghiệp cùng nhân viên và công nhân sẽ gia tăng.
Riêng tại Việt Nam, ngoài một số quý vị tăng ni và cư sĩ
thực hành thiền Tứ Niệm Xứ, thiền Tào Động và thiền khán
công án, đa số thực hành phương pháp tu tập Tịnh Độ Tông mà
nhiều người nghĩ rằng chỉ là pháp môn niệm Phật chứ không
phải thiền. Tuy nhiên, căn cứ vào các cuộc nghiên cứu khoa
học về thiền nói trên, thiền niệm Phật chính là thiền chỉ: Hoàn
toàn tập trung chú ý vào lời niệm Phật, phối hợp với hơi thở
và lần hạt bồ đề. Các vị tăng ni thuộc Tịnh Độ Tông Việt Nam
tụng Kinh Lăng Nghiêm trên một tiếng đồng hồ vào buổi sáng
với các bài chú thật dài và khó nhớ thì đó là loại thiền chỉ khó
khăn bậc nhất và hữu hiệu nhất để huấn luyện chú ý tập trung
và phát triển trí nhớ. Do đó, sức mạnh chú ý của các vị tăng ni
Tịnh Độ Tông phát triển rất vững chắc và trí nhớ của các vị rất
bền vững. Nếu thêm phần ngồi thiền và thực hành thiền quán
15 đến 20 phút sau giờ tụng kinh thì đó là một sự phối hợp tuyệt
hảo về huấn luyện thực hàrửi Chỉ và Quán môi ngày.
Như vậy, Phật giáo Việt Nam hiện có đủ tiềm năng để xây
dựng các trung tâm nghiên cứu thiền, thực hành thiền và phổ
biến thiền như theo mô thức của trung tâm nghiên cứu và thực
hành thiền chánh niệm Mindíul Awareness Research Center
thuộc viện đại học UCLA nói trên hoặc với tầm mức rộng lớn
hơn nữa.
Thiền chánh niệm ứng dụng... I 65