Page 200 - Những Nền Văn Hoá Cổ Đại Trên Lẫnh Thổ Việt Nam
P. 200

Những nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Việt Nam  201

          Hán  Linh  Đế cử Lý Tiến, người quận Giao Chi làm thứ sử
      và sai Sĩ Nhiếp, người quận Thưotig Ngô làm Thái thú. Lý Tiến
      làm  Thứ  sử đến  năm  200,  còn  Sĩ  Nhiếp  cầm  quyền  tới  năm
      226.  Dưới  thời  cai  trị  của  Sĩ  Nhiếp,  nhiều  quan  lại  và  dân
      chúng người Hán  lánh nạn sang nước ta. Cùng với các danh sĩ
      và dân  di  cư đó, văn  hóa Trung  Hoa, đặc  biệt là Nho giáo  bắt
      đầu du nhập vào Giao Chi.

          190  (Canh  Tuất):  Nhà  nưức  Lâm  Ấp  (sau  này  là
      Champa) (tưọc thành lập

          Nhân dân Tượng Lâm khởi nghTa và thành lập nuớc Lâm Ấp.
          Huyện  Tượng  Lâm  thuộc  quận  Nhật  Nam  ở  miền  Nam
      nuúc:  ta,  cách  xa  thủ  phủ  đô  hộ  của  phong  kiến  Trung  Quốc.
      Nhân  lúc  Trung  Quốc  loạn  lạc,  dân  Tượng  Lâm  ở  noi  xa  xôi
      nhất  đã  nổi  dậy,  giết  huyện  lệnh, giành  lấy  quyền  tự chủ  và
      lập nước. Được sự hổ trợ của nhân dân Giao chỉ, nhân dân Cửu
      Chân cũng nổi lên  đánh  phá châu thành, giết Thứ sử nhà Hán
      là  Chu  Phù  (190),  khiến  trong  mấy  năm  triều  đình  nhà  Hán
      không đặt nổi quan  cai trị.  Khu  Liên  -  một nhà lãnh đạo cuộc
      khỏi  nghĩa  của  nhân  dân  Tượng  Lâm  lên  làm  vua.  Quốc  gia
      mới  thành  lập của Tưọng Lâm, một thòi  gian  dài được các thư
      tịch  cổ  Trung  Hoa  gọi  là  nước  Lâm  Ap.  Sách  Thủy  kinh  chú
      giải  thích  rõ:  Lâm  Ấp,  là  Tượng  Lâm  huyện  hoặc Tượng  Lâm
      Ấp, về sau bớt chù' “Tượng” mà thành  “Lâm  Ấp”.  Cư dân  nước
      Lâm Ấp bao gồm chủ yếu là người Chăm. Đây là một Nhà nước
      được  thành  lập  đầu  tiên  ở phía  Nam  Giao  Chỉ  và  Cửu  Chân.
      Theo  thư tịch  Trung  Quốc,  khoảng  thế kỷ  VII,  tên  nước  Lâm
      Ấp  đổi  thành  Hoàng  vưong  và  mấy  thế  kỷ  sau  mới  đổi  là
      “Chiêm Thành” (Champa).
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204