Page 229 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 229

Tôi cũng nhớ, tháng 9-1992, lần đấu tiên tôi được tổ chức Công đoàn
      tiến bộ Nhật ở Osaka mời qua thăm hữu nghị và trao đổi kinh nghiệm.
      Một mình qua Nhật, ngoại ngữ mới lõm bõm, tôi bước đến bàn làm thủ
      tục vào nước Nhật. Nhân viên hải quan hỏi tôi vài câu đẩu tôi còn trả lời
      được, đến những câu sau khó quá tôi không trả lời được. Người nhân viên
      hải quan còn rất trẻ nhìn tôi, cậu ta hỏi: “Bà có phải người Trung Quốc
      không?”. Tôi trả lời: “Không, tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là
      người Việt Nam”. Cậu ta reo lên: “A!  Việt Nam  - đổi mới - Nguyễn Văn
      Linh”. Tôi cười:  “Vâng, Việt Nam, đổi mới, Nguyễn Văn  Linh” và tôi đã
      được hoàn tất thủ tục nhanh chóng, không phải trả lời gì thêm. Một nhân
      viên hải quan sân bay bình thường ở một tỉnh của Nhật nhưng họ cũng
      hiểu rằng Việt Nam đang đổi mới và sự đổi mới đó gắn liến với người Tổng
      Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Văn Linh!
        Đặc biệt, khi tôi gặp các bạn trong BCH Rengo Osaka, mọi người vừa tỏ
      ra phấn khởi trước quyết tâm đổi mới nhưng vẫn duy trì xã hội chủ nghĩa

      của Việt Nam nhưng họ vẫn băn khoăn liệu Việt Nam có một mình đứng
      vững được trước sự tấn công của các thế lực thù địch. Họ rất quan tâm đến
      vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và họ hiểu vể đồng chí Nguyễn
      Văn Linh không kém gì người Việt Nam. Họ tỏ ra rất tin và ngưỡng mộ.

      Là người Việt Nam khi ra nước ngoài, tôi nghĩ ai cũng sẽ như tôi: thực sự
      xúc động và hãnh diện vì đất nước mình, lãnh tụ của mình được người ta
      biết đến với một sự kính trọng, ngưỡng mộ thật sự.
        Lúc tình hình việc làm, đời sống của công nhân lao động căng thẳng
      nhất, là lúc mà chú Mười duy trì rát ổn định định kỳ làm việc của Tồng Bí
      thư với đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nội dung làm
      việc bao giờ cũng có phẩn báo cáo của Công đoàn cho chú nghe vê' thực
      trạng việc làm, cuộc sống của công nhân lao động, đặc biệt là công nhân
      công nghiệp nặng. Cái gi vướng từ phía Nhà nước là chú chỉ đạo giải quyết
      ngay. Tôi nhớ rất kỹ, ngày 3-2-1989, lúc đó tôi là Chủ tịch Liên đoàn Lao
      động TP. Hồ Chí Minh, là ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
      động Việt Nam phụ trách ngành cao su. Công nhân cao su lúc này rẫt vất
      vả, lương thường bị thiếu từ 3 tháng đến 7 tháng. Nhân ngày thành lập
      Đảng (ngày 3-2) tôi có viết thư tay phản ánh tình hình trên và đồng chí



      228
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234