Page 124 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 124
coi là “không giống ai” mà trong tác phẩm “Thành phố Hổ Chí Minh 10
nám”, đổng chí Nguyễn Văn Linh đã tổng kết đánh giá, trong đó “Sự kiện
Đà Lạt” nằm ở mốc thứ 8; càng củng cố thêm những suy nghĩ của tôi từ
sau “Sự kiện Đà Lạt”. Chính thành quả 10 năm (1975-1986) phát triển của
TP. Hổ Chí Minh cùng một số địa phương đi trước khác là quá trình đóng
góp vào làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế và nhiểu mặt khác, đã dần đến
kết cục hiển nhiên là Đại hội Đảng lán thứ VI (1986), Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước.
Như trên đã nêu tóm tắt “Sự kiện Đà Lạt” diễn ra từ ngày 12-7-1983 đến
20-7-1983 là kết thúc.
Sau khi Nhà nước thực hiện chủ trương vể “Giá - Lương- Tiển”, tình
hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, đồng chí Nguyễn Văn Linh
được Trung ương điểu vể làm Thường trực Ban Bí thư (1-7-1986). Những
ý tưởng từ “Sự kiện Đà Lạt”, cùng cách làm mới mẻ của TP. Hồ Chí Minh
và nhiều nơi khác: Long An, Vĩnh Phú,... được đổng chí Nguyễn Văn Linh
đúc kết vận dụng kết hợp với những đánh giá mới của Trung ương vê tình
hình đất nước, đã giúp Đảng chuẩn bị Nghị quyết 6 khởi xướng “Công
cuộc đổi mới” đất nước, bắt đẩu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm
1986).
Đó là câu chuyện của 15 năm trước, tôi muốn nói thêm điểu này “Sự
kiện Đà Lạt” gắn với một kỷ niệm riêng của gia đình đồng chí Nguyễn
Văn Linh, ở tuổi vừa tròn “thất thập”, đỗng chí rất vui mừng đón đứa cháu
ngoại trai đẩu tiên, con của đôi vợ chổng trẻ Đoàn Hữu Thành và Nguyễn
Thị Hòa (con gái lớn), chính là cháu Đoàn Hổng Sơn.
Năm 1998, cháu Sơn đã 15 tuổi, ở lứa tuồi cùng cháu Sơn hiện nay đang
sống, các cháu đã được thừa hưởng thành quả của thời kỳ đổi mới được
12 năm rổi (1986-1998). Các cháu ở tuổi học sinh ấy không thể nào hình
dung được lúc mình cất tiếng chào đời thì cuộc sống người dân trong xã
hội khó khăn đến nhường nào. Các cháu 15 tuổi ở thời điểm ấy thì nay đã
là 30 tuổi, còn người 30 tuồi lúc đó nay nhớ lại càng thấm thìa về những
đồi thay trên nhiều lĩnh vực khác hẳn biết bao so với hiện tại. Nếu bạn nào
còn giữ được tờ Sài Gòn Giải Phóng ngày 16-8-1988 sẽ được đọc lại bài
này: “Công ty kinh doanh lương thực đảm bảo đủ gạo bán cho mỗi người
123