Page 112 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 112
Tuy nhiên để thực hiện được phản ứng tụ biến hạt nhân nguyên tử thì cần có
một điểu kiện bắt buộc là phải làm nóng, khiến cho hạt nhân nguyên tử chuyển
động với vận tốc cao thì mới có thể tụ hợp chúng lại được. Nhưng một khi đã có
phản ứng tụ biến xảy ra, thì không cẩn phải đốt nóng nữa mà nó sẽ tự sinh ra đủ
năng lượng để duy trì phản ứng. Điều này cũng giống như các nhiên liệu thông
thường khác, chỉ cẩn đốt chúng một lần, không cẩn phải đốt liên tục, chúng cũng
có thể tự cháy được. Chính vì lí do này mà con người gọi phản ứng tụ biến của hạt
nhân nguyên tử là phản ứng nhiệt hạch. Ví dụ, để làm cho hai hạt nhân deuteri
hoặc hạt nhân hidro kết hợp lại thì bắt buộc phải làm chúng chuyển động đến gần
nhau, gần đến khoảng cách 1/100.000 cm. Để làm được điều này thì phải có nhiệt
độ là mấy triệu đến mấy chục triệu đến 200 triệu °c. Do vậy, nếu muốn thực hiện
được phản ứng tụ biến để thu về năng lượng lớn thì trước hết phải cần tạo ra điều
kiện nhiệt độ cao.
Năm 1952, lần đầu tiên nước Mỹ dùng phương pháp nhân tạo để thực hiện
phản ứng tụ biến hạt nhân, đó chính là cho nổ bom H. Bom H vốn là sản phẩm
tạo ra khi dùng nhiên liệu là các nguyên tố nhẹ như hidro, dùng nhiệt độ cao làm
cho hạt nhân các nguyên tố này kết hợp lại với nhau. Vậy làm sao có thể tạo ra
nhiệt độ cao trong bom H? Đó là dùng phương pháp nổ bom nguyên tử. Tức là
trong bom H còn để một quả bom nguyên tử nhỏ nữa. Quả bom nguyên tử này có
tác dụng như ngòi nổ của những quả bom bình thường khác, nó sẽ nổ trước tạo ra
nhiệt độ từ mấy nghìn triệu đến mấy chục triệu “C. Trong môi trường nhiệt độ
cao này, hidro nặng trong bom H sẽ xảy ra phản ứng tụ biến, biến thành hạt nhân
heli. Trong thời gian ngắn, sẽ sinh ra năng lượng lớn hơn nhiều so với khi nổ bom
nguyên tử. Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Mỹ cho một quả bom nguyên tử tên
là Mike nổ trên một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và kết quả là quả bom này
san phẳng cả hòn đảo.
Sau này con người lại chế tạo ra bom H có sức mạnh càng lớn hơn nữa. Nhiên
liệu tụ biến đựng trong loại bom H này là lithium hidride hoặc lithium deuteride.
Sức nổ của Ikg lithium deuteride tương đương với 5 vạn tấn thuốc nổ TNT mạnh.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, Trung Quốc cũng đã cho nổ thành công quả bom H
đầu tiên, thuốc nổ chứa trong quả bom H này là lithium hidride và lithium
deuteride.
113
8A- NÂNG LƯỢNG KỲ DIỆU