Page 32 - Liệu Pháp Đông Y Tự Nhiên Trị Bệnh
P. 32

Cạo gió

         Khi  thao tác,  tay cầm  tấm  cạo,  chấm  lên  chất bôi  trơn,  sau  đó  tiến  hành
     cạo theo một hướng nhất định lên vị trí đã chọn trên bề mặt cơ thể của người
     bệnh, cho đến khi dưới da xuất hiện vết hằn là được.  Khi cạo, yêu cầu lực phải
     đều, thông thường dùng lực của cổ tay, đồng thời phải căn cứ vào bệnh tình và
     phản ứng của người bệnh để điều chỉnh lực cạo. Thủ pháp thao tác cạo có cạo
     phẳng, cạo đứng, cạo nghiêng và cạo góc.
         Cạo phẳng là dùng bên bằng phẳng của tấm cạo, tập trung lực lên các vị trí
     cần cạo, tiến hành cạo theo hàng ngang trên diện rộng theo một hưóng nhất định.
         Cạo đứng là dùng bên bằng phẳng của tấm  cạo, tập trung  lực  lên các vị trí
     cần cạo, tiến hành cạo theo hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới trên diện rộng.
         Cạo nghiêng là dùng bên bằng phẳng của tấm cạo, tập trung lực lên các vị
     trí cần  cạo,  tiến  hành  cạo nghiêng.  Thích hợp dùng cho một  số vị trí trên  cơ
     thể không thể tiến hành sử dụng thủ pháp thao tác cạo phẳng, cạo nghiêng.
         Cạo góc là dùng góc cạnh và góc bên của tấm cạo, tập trung lực lên vị trí
     cần cạo, tiến hành cạo lên những vùng có diện tích nhỏ hoặc khe, chỗ lõm như
     huyệt  Tỵ  câu  (hốc  mũi),  Nhĩ bình  (lỗ  tai),  Thần  khuyết,  Thính  cung,  Thính
     hội, Trửu liêu (khuỷu tay), Khớp xương.
         Ngoài ra, liệu pháp cạo gió còn phân thành phép bổ, phép tả và bổ tả hỗn
     hợp.  Rất nhiều nhân tố như tác dụng của bổ tả và lực mạnh nhẹ của thao tác,
     tốc  độ nhanh chậm, thời gian dài  ngắn, cạo ngắn hay dài, phương hướng cạo
     có mối quan hệ trực tiếp với nhau, ở  đây giới thiệu ngắn gọn như sau:
         -  Khi  cạo gió,  lực  ấn  nhẹ,  tốc  độ  cạo chậm,  thời  gian kích thích  khá dài
     gọi  là  phép  bổ.  Khi  cạo  gió,  lực  ấn  mạnh,  tốc  độ  cạo  nhanh,  thời  gian  kích
     thích khá ngắn gọi là phép tả.
         - Lựa chọn số lượng vết ít gọi là phép bổ, lựa chọn số lưcmg vết nhiều gọi
     là phép tả.
         - Hướng thao tác thuận với hướng vận hành của kinh mạch gọi là phép bổ,
     hướng thao tác ngược với hướng vận hành của kinh mạch gọi là phép tả.
         -  Sau  khi cạo,  phải  châm  cứu  thêm gọi  là phép bổ,  sau khi  cạo phải  giác
     hơi thêm gọi là phép tả.
         -  Phương  pháp  bổ  tả  hỗn  hợp  nằm  giữa  phép  bổ  và  phép  tả,  có  3  loại
     phương pháp cạo: Loại thứ nhất là lực ấn lớn, tốc độ cạo chậm;  loại thứ hai  là
     lực  ấn nhỏ,  tốc  độ cạo nhanh;  loại  thứ ba là lực  ấn vừa vừa,  tốc  độ  cạo bình
     thường, thường dùng để người bình thường tự bảo vệ sức khỏe hoặc chữa bệnh
     hư thực.



                                          33
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37